menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kiều Trang

'Đói vốn mở quán cà phê vì ngân hàng chỉ thích cho vay bất động sản'

"Thủ tục hồ sơ để vay được tiền của ngân hàng vẫn là một cái gì đó rất mất thời gian và công sức của doanh nghiệp. Lần đó, tôi phải thế chấp đất để vay mở quán cà phê, khoản vạy chỉ có vài trăm triệu đồng. Mặc dù miếng đất mặt tiền của tôi định giá trên chục tỷ đồng nhưng thủ tục làm hồ sơ vẫn rất vất vả và mất thời gian".

'Tôi vật vã đi vay vài trăm triệu đồng mở quán cà phê vì các ngân hàng chỉ thích cho vay các dự án bất động sản lợi nhuận cao'.

Đó là chia sẻ của độc giả Nghĩa Phạm về những khó khăn của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2022 cho biết, có đến gần 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ các nguồn khác với chi phí rất cao, nhiều rủi ro. Cách dễ nhất để vay vốn ngân hàng là thế chấp tài sản, nhưng nhiều ngân hàng cũng ngần ngừ, có nơi nhận nhưng định giá rất thấp.

Doanh nghiệp tìm tới các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để vay với lãi suất ưu đãi nhưng tình hình cũng không khá hơn khi các tiêu chí khó như lên trời: phải là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm được tạo ra từ các dự án sản xuất thử nghiệm, sản phẩm đoạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo...

Đồng cảm với những bức xúc của doanh nghiệp khi khó vay vốn sản xuất kinh doanh, bạn đọc Huynh huu van nhận định: "Việt Nam có mấy chục ngân hàng, nhưng suốt một thời gian dài, tôi thấy họ chỉ ưu tiên cho vay các dự án bất động sản, vì kênh này cho vay hàng ngàn tỷ, chục ngàn tỷ mà lợi nhuận thu về rất cao. Vì vậy, các ngân hàng không mặn mà với cho vay sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác. Họ sợ rủi ro, kinh tế bất ổn. Đây chính là nguyên nhân các doanh nghiệp luôn trong tình trạng đói vốn và nền kinh tế chậm phát triển. Nếu không có các doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp Việt gần như không thể cạnh tranh được với các nước khác".

"Ngân hàng lẽ ra phải là nơi để đồng tiền luân chuyển, phục vụ phát triển kinh tế đối với mọi đối tượng. Nhưng cung cách phục vụ của nhiều ngân hàng hiện nay là chỉ thực sự quan tâm tới những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp bất động sản, chứ không mặn mà với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa khác", độc giả Nmdungx nói thêm.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nêu tại hội nghị chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ngày 14/3, vốn rót vào bất động sản và chứng khoán trong hai tháng đầu năm tăng hơn so cùng kỳ, trong khi các ngành khác đều giảm. Lãi suất vay đã giảm nhưng vốn ngân hàng vẫn khó bơm vào nền kinh tế.

Trong khi đó, đứng từ góc nhìn lợi nhuận của các ngân hàng, bạn đọc Lê Văn có ý kiến phản biện: "Ngân hàng thì cũng là tổ chức kinh doanh tiền, nên người ta cũng phải có những quy định, tiêu chí khi cho vay, nếu không họ lấy đâu ra lãi để trả cho người gửi, thậm chí rủi ro có thể không thu được vốn.

Để giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi cho rằng trước tiên bản thân doanh nghiệp phải chứng minh được việc làm ăn nghiêm túc, phương án sản xuất kinh doanh sáng sủa, khả thi. Ngoài ra, nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo nhiều công việc làm, góp phần ổn định xã hội. Đặc biệt làm sao có thể huy động được tiền nhàn rỗi trong dân để đưa vào sản xuất kinh doanh".

Nói về giải pháp khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, độc giả Hoàng gợi ý: "Dòng vốn và dư nợ tín dụng cho vay bất động sản thời gian qua bị ứ đọng trên đống tài sản khổng lồ mà không tạo ra bất kỳ lợi ích xã hội nào, ngoài ra còn làm lệch chuẩn nhận thức con người. Khi được nới room, ngân hàng lại ưu tiên cho vay bất động sản để giúp thanh khoản tăng, cũng là cách giúp họ thu hồi vốn ứ đọng.

Kinh tế hiện tại rất bấp bênh, các dự án mới hoặc có gì đó 'ngược dòng' là ngân hàng sẽ rất đắn đo cho vay. Nói chung, cái tầm hệ thống tới đó thì cũng khó. Các ngân hàng cho vay phải chắc ăn, làm quá khả năng mà không kiểm soát được sẽ gây khủng hoảng còn nghiêm trọng hơn. Theo tôi, nên có các quỹ mở từ tư nhân ngoài hệ thống tín dụng để tạo nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận".

Lê Phạm tổng hợ

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại