Đổi nghề - bạn cần trang bị những gì?
Thay đổi hướng đi khác cho sự nghiệp chưa bao giờ là chuyện đơn giản, nhưng nó quả thật xứng đáng để chúng ta thử.
1. Nâng cao nhận thức về lĩnh vực mới
Điều đầu tiên bạn cần làm là nghiên cứu thật nhiều về lĩnh vực sắp tới mình sẽ ‘dấn thân’. Đây là cách giúp bạn hiểu được xu hướng phát triển cũng như nắm bắt những diễn biến đang xảy ra xung quanh lĩnh vực đó. Đối với công tác tìm tòi và nghiên cứu này, bạn nên dành ra ít nhất 1.000 giờ. Vậy vì sao phải là 1.000 giờ?
10.000 giờ được xem là khoảng thời gian cần thiết để một cá nhân trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Vì thế, để hiểu được những kiến thức cơ bản, ít nhất bạn cần phải bỏ ra khoảng 10% của 10.000 giờ đó.
Có rất nhiều cách để các bạn tự trau dồi. Bạn có thể đăng ký theo dõi tin tức chuyên ngành. Đây là nơi cung cấp thông tin, giúp bạn cập nhật những diễn biến và chủ đề đang xảy ra xoay quanh lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Tiếp đó, bạn có thể xem các video trên YouTube, nghe podcast trên nhiều nền tảng. Những nội dung đó sẽ giúp bạn có cái nhìn đa diện hơn về những vấn đề và chủ đề xoay quanh về lĩnh vực mình đang quan tâm. Ngoài ra, đăng ký các khoá học cũng là cách để bạn trang bị cho mình những kiến thức nền tảng một cách vững vàng.
2. Tìm một công việc
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu cũng như có sự hiểu biết sâu sắc về cách lĩnh vực này vận hành và các yêu cầu xoay quanh nó, đây chính là lúc để chúng ta bắt tay tìm kiếm công việc. Hãy ghi nhớ một điều rằng, bạn hoàn toàn có khả năng sẽ phải chấp nhận một vị trí có cấp bậc cùng mức lương thấp hơn những gì bạn sở hữu ở giai đoạn nghề nghiệp trước đó.
Đây không hẳn là một điều gì quá thiệt thòi. Bởi đây là một ‘sân chơi’ hoàn toàn mới mẻ với bạn. Bạn có nhiều kinh nghiệm tại công việc trước. Nhưng tại lĩnh vực mới này, bạn đích thị là một tân binh. Vì lẽ đó, đừng vội phàn nàn, thay vào đó bạn nên tranh thủ học hỏi thật nhanh, chứng minh khả năng của bản thân và liên tục nỗ lực nhằm giúp mình thăng cấp nhanh chóng hơn.
3. Bạn có thể khéo léo lồng ghép những kinh nghiệm nghề nghiệp trước đây mình có nhằm tạo cho bản thân dấu ấn và lợi thế riêng biệt.
Trên hành trình tìm kiếm công việc này ngoài những yếu tố và yêu cầu liên quan đến chuyên môn, bạn đừng quên cân nhắc đến văn hoá tại công ty. “Môi trường làm việc ở đó như thế nào?”, “Trở thành một nhân viên tại đó sẽ trông ra sao?” là hai trong những câu hỏi bạn cần nhanh chóng tìm cho mình giải đáp thích đáng trước khi đưa ra quyết định. Qua đó, bạn phần nào nắm bắt được điều công ty đó đang tìm kiếm và có thể lập nên cho mình danh sách những giá trị bạn có khả năng sẽ mang đến cho họ.
Để tạo nên một danh sách lợi ích đủ sức thuyết phục, bước đầu, bạn hãy liệt kê những kỹ năng cứng phù hợp giúp bạn chinh phục được công việc này. Sau đó, bạn có thể khéo léo lồng ghép những kinh nghiệm nghề nghiệp trước đây mình có nhằm tạo cho bản thân dấu ấn và lợi thế riêng biệt. Tạo dấu ấn chính là điều mà bất kỳ ứng cử viên nào cũng cần phải lưu ý. Bởi nó giúp các nhà tuyển dụng có thể phân biệt và ghi nhớ được bạn so với ứng cử viên khác.
Một bước đi quan trọng không kém là bạn nên chủ động liên lạc với bộ phận nhân sự để tự trao cho bản thân cơ hội được tham gia ứng tuyển một cách trực tiếp. Đừng e ngại vì các công ty vốn luôn sẵn sàng hoan nghênh những thành viên mới trong đội ngũ của họ. Nhằm thuyết phục được các nhà tuyển dụng, trên hồ sơ xin việc của mình, bạn nên cho họ thấy được sự phù hợp của mình cũng như thái độ hào hứng và mong chờ của bạn đối với vị trí này.
4. Gắn bó lâu dài
Đừng vội vàng rời đi trước năm thứ hai, vì khi đó góc nhìn của bạn vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Với kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn chưa được trang bị đủ, như lẽ dĩ nhiên quyết định về sự tương thích giữa bản thân và công việc của bạn sẽ có nhiều sai lệch.
Khi tìm được công việc mới và bạn hài lòng với nó, bạn hãy chắc chắn rằng bản thân sẽ gắn bó với nó ít nhất 2 năm. Đây là khoảng thời gian tối thiểu để một cá nhân trở nên thành thạo cũng như giúp họ xác định được liệu bản thân có phù hợp với công việc này hay không.
Năm đầu tiên luôn tồn tại nhiều thử thách và gian nan. Bạn phải học cách chấp nhận và tìm cho mình phương án để vượt qua giai đoạn này. Từ năm thứ hai trở đi, tự bạn sẽ có cho mình một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về việc liệu đây có phải là nơi thích hợp để bạn bước tiếp hay không.
Cho nên, đừng vội vàng rời đi trước năm thứ hai, vì khi đó góc nhìn của bạn vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Với kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn chưa được trang bị đủ, như lẽ dĩ nhiên, quyết định về sự tương thích giữa bản thân và công việc của bạn sẽ có nhiều sai lệch.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận