Đọc vị thanh khoản và giá trong đầu tư chứng khoán
1. Thanh khoản là gì?
Thanh khoản (tiếng Anh là liquidity) còn gọi là tính lỏng, hay tính lưu động.
Thanh khoản tức là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt.
Thanh khoản càng cao thì khả năng trao đổi càng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Ngược lại thanh khoản thấp thì khả năng trao đổi diễn ra chậm chạp.
Do đó, thanh khoản cao sẽ ít bị mất giá khi muốn bán ngay lập tức hay bị đội giá khi muốn mua ngay. Trong khi thanh khoản thấp sẽ có sự chênh lệch giá đáng kể.
2. Các ý nghĩa của thanh khoản trên thị trường chứng khoán
1. Thanh khoản đối với nhà đầu tư lớn
Đối với nhà đầu tư tổ chức hay cá mập, thì tính thanh khoản cổ phiếu là một tiêu chí quan trọng để đưa một cổ phiếu vào danh mục đầu tư.
Dù một cổ phiếu rất tốt nhưng không có thanh khoản thì nhiều quỹ đầu tư sẽ bỏ qua và không quan tâm. Vì nếu thanh khoản thấp, tổ chức sẽ không mua đủ lượng cổ phiếu cần với mức giá họ muốn và khi bán cũng khó khăn hơn.
Đặc biệt các quỹ ETF rất quan tâm đến thanh khoản, ví dụ:
Quỹ VNM ETF yêu cầu về thanh khoản: Khối lượng bình quân 1 tháng = 250.000 CP
Quỹ FTSE Vietnam ETF yêu cầu Giá trị giao dịch bình quân 1 phiên 3 tháng =20% giá trị trung bình ngày của quỹ.
Các chỉ số thị trường như VN30 hay quỹ VFMVN30 yêu cầu 30 cổ phiếu phải đạt thanh khoản cao nhất, sau khi xét tiêu chí giá trị vốn hóa và tỷ lệ free float (khối lượng cổ phiếu thực sự tự do lưu hành trên thị trường).
3. Mối quan hệ giữa thanh khoản và giá cổ phiếu
Ngoài ý nghĩa là dễ mua, dễ bán thì thanh khoản của một cổ phiếu cũng có ý nghĩa riêng của nó trong đầu tư.
Thường thì khi cổ phiếu tăng giá sẽ kéo theo thanh khoản tăng lên, và cổ phiếu giảm giá cũng khiến thanh khoản giảm đi.
Chúng ta cũng cần chú ý thêm là: Những cổ phiếu có chất lượng giống nhau thì những cổ phiếu có thanh khoản thấp hơn thì cũng được bán với giá thấp hơn.
Do đó, chúng ta cũng sẽ thấy mối quan hệ tương đồng giữa nhóm cổ phiếu có chỉ số P/E, P/B hay P/S với thanh khoản của chứng khoán.
Hầu như những cổ phiếu có thanh khoản cao nhất, giao dịch sôi động nhất thì chúng cũng được kỳ vọng cao hơn về tương lai (so với cùng mức lợi nhuận, tài sản…) nên sẽ được giao dịch với mức P/E, P/B, P/S cao hơn.
Đối với cổ phiếu ta sẽ thấy sự khác biệt giữa những cổ phiếu có tính thanh khoản cao và thanh khoản thấp như sau:
Chênh lệch giữa giá của Bên MUA và bên BÁN
Những cổ phiếu có thanh khoản cao sẽ có sự chênh lệch giá rất thấp giữa giá Bên Mua và Bên Bán.
Vì thanh khoản thể hiện tính dễ mua và dễ dàng bán cổ phiếu!, Nên thanh khoản càng cao thì càng dễ mua bán nên sự chênh lệch càng thấp, đã minh họa ở trên với cổ phiếu VNM và WCS.
Sự đồng biến giữa thanh khoản và các tiêu chí khác.
Lưu ý, chỉ áp dụng nhóm cổ phiếu và tính tương đối.
Những doanh nghiệp vốn hóa thị trường lớn thường có thanh khoản lớn hơn
Những công ty ở sàn HOSE thường có thanh khoản lớn hơn sàn HNX và UPCOM
Những công ty có chỉ số như P/E cao, P/B cao, P/S cao, EV/EBIT cao thường có thanh khoản cao hơn
Khi thị trường mang tính đầu cơ cao thì thanh khoản sẽ lớn hơn
Những công ty được ưa chuộng thường có thanh khoản cao hơn
Những công ty có chỉ số beta cao thường sẽ có thanh khoản cao hơn.
Những công ty có lượng cổ phiếu trôi nổi nhiều (do cổ đông lớn năm ít) thì cũng có thanh khoản cao hơn.
4. Ứng dụng phân tích kỹ thuật giữa thanh khoản và giá.
Trong phân tích cơ bản thì thanh khoản không phải là 1 tiêu chí đánh đầu tư quan trọng. Dù nhà đầu tư cũng thấy được thanh khoản thấp ứng với giá thấp và khi cổ phiếu thanh khoản dồi dào thì thường là lúc cổ phiếu đã tăng quá nhanh và đã lên quá cao.
Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật thì mối quan hệ giữa thanh khoản và giá lại được đề cao hơn. Gồm 2 lý do:
Những cổ phiếu thanh khoản cao hơn thì thể biểu đồ chứng khoán cũng thể hiện rõ ràng hơn.
Những cổ phiếu có thanh khoản cao (ví dụ cổ phiếu VNM) thì đồ thị thể hiện rõ ràng và cụ thể những bước ngoặt của biến động giá như eak-out, ít bị bẫy giá. Những cây nến Nhật của từng ngày cũng thể hiện rõ ràng để xác định các điểm kháng cự, hỗ trợ hay những điểm nhạy cảm.
Những cổ phiếu có thanh khoản thấp (ví dụ cổ phiếu CLL), thì đồ thị do giá khớp lệnh chênh nhau cao thì sẽ xuất hiện những cây nến Nhật rất dài, đồng thời những thời điểm chỉ có 1 lần khớp lệch trong ngày, thậm chí là không có lệnh khớp nên chỉ là dấu gạch ngang nhỏ màu xanh (-).
Để khắc phục điều này đối với trường phái phân tích kỹ thuật, đối với cổ phiếu thanh khoản thấp thì nên để giới hạn cắt lỗ cao hơn, để hạn chế bị nhiễu. Bởi dù xét về đồ thị 6 tháng -1 năm thì có thể biến động không quá cao, tuy nhiên nguyên trong 1 ngày 1 cây nến có độ chênh nhau thập chí 10-15%
Sự tăng giảm thanh khoản hay khối lượng giao dịch trong từng trường hợp giá tăng hay giảm lại có ý nghĩa nhất định.
Như ta biết:
Theo quy luật cung cầu của thị trường giá sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung, và ngược lại giá giảm khi cung lớn hơn cầu. Trong thực tế, tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch có 4 trường hợp lớn:
(1) Giá tăng khối lượng giao dịch tăng.
(2) Giá giảm khối lượng giao dịch giảm.
(3) Giá tăng khối lượng giao dịch giảm.
(4) Giá giảm khối lượng giao dịch tăng.
Thường thì giá và thanh khoản sẽ cùng chiều như trường hợp (1) và (2). Tuy nhiên, khi giá và thanh khoản ngược chiều nhau trường hợp (3) & (4), thì nhà đầu tư nên chú ý và quan tâm đến.
Trong xu hướng tăng, giá tiếp tục tăng mà thanh khoản giảm suốt, nó nói lên là cổ phiếu sẽ khả năng cao sẽ đảo chiều, từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.
Trong xu hướng giảm, giá tiếp tục giảm mà thanh khoản tăng thì nó nói lên là cổ phiếu sẽ có khả năng cao đảo chiều từ xu hướng giảm sẽ chuyển sang xu hướng tăng.
rong chiến lược đầu tư CANSLIM, Wiliam O’ Neil khuyên nhà đầu tư nhỏ lên không nên mua cổ phiếu thanh khoản quá cao hoặc quá thấp.
Vì cổ phiếu có thanh khoản quá cao, nếu cùng một lượng tiền bơm vào thì cổ phiếu sẽ khó mà có thể tăng giá nhiều.
Ngược lại, nếu thanh khoản quá thấp thì có điều gì đó xảy ra, thì giá sẽ giảm quá nhanh trước khi nhà đầu tư có thể kịp nhận ra và cắt lỗ.
Tóm lại:
+ Định nghĩa thanh khoản: thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản.
+ Có 2 loại thanh khoản: (1) Thanh khoản trong kế toán doanh nghiệp, và (2) thanh khoản trong thị trường chứng khoán.
+ Những cổ phiếu thanh khoản cao sẽ giúp nhà đầu tư dễ mua bán hơn.
+ Những cổ phiếu thanh khoản cao thì thường các chỉ số tài chính như P/E, P/B, P/S cũng cao hơn.
+ Thường thì khi giá cổ phiếu tăng thì thanh khoản sẽ tăng lên và ngược lại. Chú ý các trường ngoại lệ.
+ Yêu cầu thanh khoản của một cổ phiếu phụ thuộc vào (1) Hiện tại bạn có gì? (2) Triết lý bạn theo đuổi? (3) Tính cách và mục tiêu tài chính của bạn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận