Doanh nghiệp xuất khẩu trước áp lực thuế bảo vệ môi trường tại thị trường Châu Âu
Mới đây, EU thông báo sẽ thực hiện Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất ở nước sở tại. Tháng 1/2026, CBAM sẽ có hiệu lực chính thức với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro - những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, họ sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” theo mức giá carbon hiện nay tại EU. Trong giai đoạn này, nếu doanh nghiệp không giảm phát thải khí carbon, trường hợp bị áp thuế, hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng.
Theo các chuyên gia, thực thi CBAM sẽ làm chậm bước đi của hàng hóa Việt Nam trong quá trình tận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Những lợi thế đạt được từ EVFTA có thể bị giảm bởi diễn biến hoạch định chính sách trong khu vực EU, nổi bật là Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal), đồng nghĩa với việc xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ trở nên khó khăn hơn.
EU đang là một trong 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam. Việc thực thi CBAM có thể gây ra một số khó khăn với doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận