menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Thu Hiền

'Doanh nghiệp xác sống' Nhật Bản: Cứ 6 công ty thì có 1 không thể tự trả nợ

Số lượng công ty "zombie" ở Nhật Bản đã vượt quá con số 250.000, đạt mức cao mới kể từ năm 2011. Một khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) thay đổi chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt hơn, các công ty "xác sống" này khả năng cao sẽ rơi vào làn sóng phá sản.

'Doanh nghiệp xác sống' Nhật Bản: Cứ 6 công ty thì có 1 không thể tự trả nợ
Số lượng công ty xác sống tại Nhật Bản đang tăng 30% so với trước đại dịch Covid-19.

Ngày càng nhiều công ty zombie

Theo dữ liệu mà tổ chức tài chính Teikoku Databank mới công bố, số lượng công ty zombie tại Nhật Bản đã lên tới 251.000 tính đến tháng 3/2023, chiếm 17% tổng số công ty trong nước và tăng gần 1/3 so với số liệu năm trước. Điều này có nghĩa là, cứ 6 công ty, thì lại có 1 công ty không thể tự trả nợ.

Teikoku Databank cho biết con số này là cao nhất kể từ khi nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân năm 2011.

Số lượng các công ty xác sống này, theo định nghĩa của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, lên tới 188.000 công ty ở Nhật Bản trong năm tài chính 2021 – tăng khoảng 30% so với trước đại dịch – theo ước tính của Teikoku Databank.

Các công ty zombie, hay công ty "xác sống", là những doanh nghiệp hoạt động mà không có lợi nhuận, không tạo ra dòng vốn dư thừa và không thể dựa vào lợi nhuận để trả nợ hay mở rộng hoạt động. Vì vậy, họ thường phụ thuộc vào các ngân hàng (chủ nợ) để tiếp tục tồn tại, hỗ trợ họ một cách có hiệu quả vô hạn.

Thuật ngữ này được áp dụng cho các công ty Nhật Bản được hỗ trợ bởi các ngân hàng Nhật Bản trong giai đoạn được gọi là "Thập kỷ mất mát" sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản Nhật Bản vào năm 1990. Các ngân hàng Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ các công ty yếu hoặc thất bại.

"Gánh nặng" từ thời kỳ Covid-19

Sự gia tăng tỷ lệ các công ty xác sống phần nào phản ánh hậu quả của sự hỗ trợ tài chính khổng lồ do chính phủ và ngân hàng trung ương Nhật Bản cung cấp trong thời kỳ dịch bệnh.

Cụ thể, trong thời kỳ dịch bệnh, chính phủ và ngân hàng trung ương Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp trợ cấp, hỗ trợ cực kỳ quyết liệt để tránh doanh nghiệp phá sản, bắt đầu từ tháng 3/2020. Chính phủ đã cung cấp tổng cộng 2,6 triệu khoản vay không lãi suất và không có bảo đảm trị giá 45.000 tỷ yên cho các công ty.

Do ảnh hưởng của việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giải phóng tiền quy mô lớn trong thời kỳ dịch bệnh, quy mô các khoản vay trên bảng cân đối kế toán đã mở rộng tới 100.000 tỷ Yên.

Nhiều khoản vay từ thời kỳ trợ cấp sẽ đến hạn phải trả vào mùa hè năm nay, trong bối cảnh lạm phát cao hơn, có những lo ngại rằng một số công ty có thể phá sản.

Ngoài ra, nếu Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) thay đổi chính sách tiền tệ và trở nên "diều hâu" trong năm nay, bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất chưa từng thấy trong 17 năm, điều kiện tài chính của các công ty xác sống có thể phải đối mặt với áp lực lớn hơn, thậm chí có thể mở ra vòng xoáy phá sản với các công ty này.

Sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản hơn

Với việc bắt đầu trả nợ tập trung từ tháng 7 năm nay đến tháng 4 năm sau, chính phủ Nhật Bản hiện đã triển khai một chương trình vào tháng 1 năm nay nhằm giảm bớt gánh nặng tái cấp vốn cho khoản vay.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty gặp khó khăn trong việc tái cấp vốn cho các khoản vay đang phình to của mình.

Ông Hiroki Kobayashi, chủ tịch công ty hỗ trợ doanh nghiệp Mirai Financing Planning có trụ sở tại Tokyo, dự đoán số lượng doanh nghiệp phá sản sẽ tăng lên kể từ bây giờ.

"Các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng nên được hồi sinh, nhưng (các công ty) không nên bận tâm đến việc tái cấp vốn chỉ để được tồn tại lâu hơn", ông Kobayashi nói.

Mặc dù sự gia tăng các vụ phá sản và thất nghiệp nghe có vẻ là một điều tồi tệ, nhưng một số nhà kinh tế tin rằng việc cho phép các công ty hoạt động kém hiệu quả và kém lợi nhuận phá sản là một trong những cách quan trọng để Nhật Bản đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Được biết, Ngân hàng Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới và thị trường nhìn chung kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sẽ duy trì chính sách lãi suất âm không thay đổi.

Một cuộc khảo sát của nhà kinh tế vào đầu tháng 1 cho thấy gần 60% số người được hỏi tin rằng BOJ có nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng 4/2024. Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ tăng lãi suất của Ngân hàng Nhật Bản có thể rất nhỏ và chậm để tránh gây áp lực quá mức lên nền kinh tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả