menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Lộc

Doanh nghiệp Việt ứng phó với phòng vệ thương mại

Trong khi thị trường xuất khẩu đón tin vui tăng trưởng 30% thì hàng hóa Việt cũng liên tiếp nhận tin bị điều tra phòng vệ thương mại. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với không ít thách thức. Tuy nhiên, trong khó khăn, các doanh nghiệp vẫn phát huy tinh thần chủ động để bảo vệ chính mình.

Liên tiếp nhận tin khởi kiện

Hiện sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị khởi kiện ngày càng đa dạng. Nếu như trước đây, chỉ mặt hàng có kim ngạch lớn như thủy sản, da giày, thì nay, ngay cả những mặt hàng có kim ngạch chỉ vài chục triệu USD cũng phải đối mặt với điều tra phòng vệ thương mại. Gần đây nhất, tấm pin năng lượng mặt trời bị điều tra tại Ấn Độ, sợi polyester bị điều tra tại Thổ Nhĩ Kỳ, mật ong bị khởi xướng điều tra tại Mỹ... Máy cắt cỏ, lốp xe, mật ong cùng nhiều mặt hàng mới, lần đầu tiên bị khởi xướng điều tra chống bán phá giá.

Trước tình hình trên, các chuyên gia khuyến cáo, các ngành hàng sản xuất trong nước sẽ đứng trước những thách thức, khó khăn mới với mức độ cạnh tranh khốc liệt. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị giảm sút và có nguy cơ mất thị trường.

Bởi, việc bị áp thuế sẽ dẫn tới giá xuất khẩu hàng hóa bị áp thuế từ Việt Nam tăng lên đáng kể, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ Việt Nam so với hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường không bị áp thuế khác.

Chỉ ra nguyên nhân, theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), sức ép của hàng nhập khẩu cũng như nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt chịu tác động. Đặc biệt, các vụ khởi kiện sẽ còn gia tăng do đại dịch COVID-19 đã tác động đến hầu hết các nền kinh tế. Nhiều nước đã áp dụng điều tra phòng vệ thương mại để bảo hộ sản xuất của nước họ.

Doanh nghiệp Việt ứng phó với phòng vệ thương mại

Doang nghiệp chủ động bảo vệ chính mình

Số vụ việc khởi kiện phòng vệ ngày càng dày đặc hơn, buộc các Bộ, ngành, doanh nghiệp phải ứng phó nhanh, nếu không thiệt hại sẽ rất lớn.

Theo đó, các doanh nghiệp Việt đã chủ động tự bảo vệ ngành sản xuất bằng công cụ phòng vệ thương mại quốc tế. Các Hiệp hội, doanh nghiệp thời điểm này đã khá chủ động trong việc chung tay để bảo vệ sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, đảm bảo không vi phạm các quy định thương mại quốc tế.

Đơn cử, mới đây, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã gửi công văn lên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát các bộ phận của tủ bếp, tủ nhà tắm nhập khẩu để tránh doanh nghiệp nước ngoài lẩn tránh xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sẽ khiến mặt hàng chủ lực xuất khẩu bị đình trệ. Đây được xem là giải pháp để ngành gỗ chủ động siết chặt hơn để tự bảo vệ.

Hiện, nhiều doanh nghiệp lớn đã hiểu và coi các vụ kiện phòng vệ thương mại là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế, từ đó triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường. Còn với doanh nghiệp nhỏ, những lĩnh vực mới đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ, Bộ Công Thương cũng liên tục đào tạo, tập huấn, để doanh nghiệp biết cách ứng phó theo đúng luật pháp quốc tế.

Đồng thời, Việt Nam cũng gia tăng sử dụng công cụ phòng vệ để bảo vệ sản xuất trong nước. Mới đây, Việt Nam đã chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp 47,65% với đường mía nhập từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm, sau 6 tháng áp thuế tự vệ tạm thời. Chỉ riêng trong năm 2020, Việt Nam khởi kiện 22 vụ việc liên quan đến hàng hóa từ nước ngoài, trong đó có 14 vụ kiện chống bán phá giá, 6 vụ điều tra tự vệ và 1 vụ điều tra chống trợ cấp, 1 vụ điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.

Theo Bộ Công thương, các biện pháp phòng vệ thương mại, cụ thể gồm 3 biện pháp tự vệ thương mại, chống bán phá giá và chống trợ cấp, là một thực tế phổ biến trên thế giới trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Vì vậy, nếu nhìn về hướng tích cực, số vụ kiện phòng vệ thương mại càng nhiều có nghĩa là năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đang ngày càng tốt hơn trên thị trường quốc tế.

Khi phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt cần liên minh để cùng cung cấp thông tin dữ liệu, đóng góp chi phí theo kiện. Có công ty luật uy tín hỗ trợ thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục. Khách quan, trung thực khi trả lời các câu hỏi điều tra. Cùng với các giải pháp trên, bản thân doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ quy định luật pháp quốc tế sẽ có lợi thế trong các vụ kiện phòng vệ thương mại, bảo vệ ngành sản xuất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả