menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đồng Khoa

Doanh nghiệp Việt tận dụng EVFTA và các FTA

Từ năm 2019 đến nay, với việc nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết và đi vào thực thi như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA... Doanh nghiệp đã tận dụng được các Hiệp định?

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết, EVFTA là một hành trình mang lại rất nhiều lợi thế trong kinh doanh trên biển lớn của doanh nghiệp Việt Nam. Với Phúc Sinh, đó là lợi thế thuế suất nhập khẩu vào các nước EU được xóa bỏ hoàn toàn để thúc đẩy mang đến châu Âu nhiều hơn nữa các mặt hàng cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê decaff; Tăng số lượng và giá trị đơn hàng; Mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới cũng như nắm bắt và đầu tư cho cơ hội phát triển sản phẩm chế biến sâu để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Doanh nghiệp Việt tận dụng EVFTA và các FTA

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group chia sẻ về lợi thế khi tận dụng các FTA

Ông Thông cho biết: "Các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), và nhóm các Hiệp định thế hệ mới đã mở lối đi hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh như Phúc Sinh. Khi kinh doanh chúng tôi buôn bán với tất cả các nước trên thế giới, chúng tôi chú trọng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam nhưng cũng có thể mua -bán các mặt hàng nông sản ở mọi quốc gia mà không nhất định phải xuất xứ từ Việt Nam".

"Khi có Hiệp định ASEAN, thuế nhập khẩu tiêu bằng 0, trong bối cảnh hồ tiêu Indonesia cạnh tranh dữ dội với hồ tiêu Việt Nam, chúng tôi lập tức tận dụng Hiệp định để đẩy mạnh xuất khẩu, có thể nhập về để chế biến. Do Indonesia không có nhà máy chế biến tiêu tiệt trùng trong khi thị trường châu Âu có tiêu chuẩn cao, chỉ mua hàng chất lượng cao, nên lợi thế cạnh tranh nghiêng về doanh nghiệp Việt. Nhờ các Hiệp định tạo thuế suất bằng 0, đã tạo lợi thế cho Phúc Sinh khi cạnh tranh với các trader Hà Lan, Đức, Mỹ... Do đó tôi kỳ vọng trong tương lai chúng ta sẽ có nhiều hơn nữa các hiệp định và mở hơn nữa hơn nữa để doanh nghiệp được tham gia sân chơi kinh doanh quốc tế ngày càng hiệu quả", Chủ tịch Phúc Sinh chia sẻ tại hội thảo “Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp” do Bộ Công Thương và Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức mới đây.

Cũng theo Chủ tịch Phúc Sinh Group, tuy vậy vẫn phải nhìn ở những chiều ngược lại. Chẳng hạn khi có Hiệp định EVFTA, chúng ta thấy một loạt các doanh nghiệp châu Âu đã sang Việt Nam mở nhà máy từ trước đó để sẵn sàng cạnh tranh với chúng ta ngay trên sân nhà. Đổi lại, chúng ta cũng được nhập khẩu máy móc từ châu Âu tốt hơn, chi phí thấp hơn khi thuế suất thấp hơn. Chúng tôi đã nhập khẩu máy móc thiết bị rang xay phục vụ ngành hàng cà phê và qua đó, hoàn toàn tự tin để cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa của ta.

Ông Thông kiến nghị tại hội thảo là thực tế, khi quá trình hội nhập mở vẫn luôn có những điều chưa hoàn thiện, thì các cơ quan chức năng cần làm thế nào để hoạt động của doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu được thuận lợi hơn, giảm chi phí hơn.

Về phía doanh nghiệp, ông cho rằng các doanh nghiệp phải luôn cập nhật các thông tin mới và hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cách tiếp cận và tận dụng FTA một cách triệt để. Sẵn sàng cải tiến sản phẩm, quy trình để đáp ứng quy định của các thị trường quốc tế và đủ tiêu chuẩn để hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại.

Ngoài ra, bám sát thông tin, hướng dẫn từ Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan ban ngành để chủ động đáp ứng các thay đổi trong thương mại quốc tế. Nếu kinh doanh trong ngành thực phẩm, doanh nghiệp phải đề cao, hướng đến an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. "Đây chính là lối thoát cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong các đợt sóng chế biến đổi giá cả hàng hóa trên thị trường", ông Thông nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhận định Hiệp định EVFTA giúp nâng cao vị thế của gạo Việt tại châu Âu, ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cũng chia sẻ tuy nhiên, vì văn hóa thương mại kém, kiểu sang thị trường nào là tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm để giành khách hàng của doanh nghiệp Việt, khiến giá bán của gạo Việt đang thấp hơn giá trị thực tế. Trong khi có thể bán với giá 2.000 USD hiện chúng ta chỉ có thể bán hơn 1.000 USD/tấn.

"Mặc dù EVFTA mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp của tôi, nhưng chừng đó chưa phải là những gì tôi mong muốn. Trước đây, khi xuất khẩu gạo thơm, cao lắm chỉ 800 USD/tấn. Bây giờ, chúng tôi xuất với giá FOB là 1.008 USD/tấn, chưa có bao bì và vận chuyển" - ông BÌnh nhận định.

Doanh nghiệp Việt tận dụng EVFTA và các FTA

Ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết: Nhờ EVFTA đã nâng cao vị thế gạo Việt

"Theo tôi, mức giá đó bán tại thị trường Việt Nam không hề cao. Gạo sạch của Trung An đang bán cho người tiêu dùng tại Việt Nam nhiều năm nay đa số đều 25.000 – 30.000VND/kg (trên 1.000 dola Mỹ/tấn); như vậy bán vào châu Âu phải từ 1.500 USD đến 2.000 USD mới đúng với giá trị thật của nó. Nhưng vì chính thói mua bán cạnh tranh theo lối văn hóa thương mại kém của nội bộ doanh nghiệp Việt với nhau (luôn hạ giá thành xuống để giành khách hàng), khiến giá gạo Việt luôn thấp hơn giá trị thật khá nhiều. Như thế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam có thể lời hơn ở mức trước và sau EVFTA, chứ so với giá trị thực thì giá đó chưa đúng với tiềm năng, công sức giá trị của Gạo sạch Việt Nam. Rõ ràng, gạo Việt Nam rất ngon và giá trị của nó trên mức 1.000 USD rất nhiều. Người châu Âu sẵn sàng trả mức giá cao nếu chúng ta cung cấp được gạo đạt tiêu chuẩn GAP hoặc hữu cơ", ông Bình nói.

Tổng Giám đốc doanh nghiệp Gạo Trung An cũng cho rằng vấn nạn này xảy ra không chỉ riêng ngành gạo, mà còn ở lĩnh vực hoa quả, cá tra! Cá tra là đặc sản độc tôn một thời gian dài của Việt Nam, song vì sự cạnh tranh phá giá giữa các doanh nghiệp Việt với nhau, tới mức có công ty cá phải phá sản, ngưng nuôi vì ko thể xuất khẩu, và nay thì sự độc tôn đó không còn nữa, ấy vậy mà họ vẫn tiếp tục hạ giá xuống thấp để chào bán giành khách hàng.

Theo đó, ông Phạm Thái Bình cho rằng, các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy làm ăn, chọn lọc sản phẩm để xuất khẩu, xâ dựng thương hiệu cho riêng mình.

Theo đánh giá của ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, trong số 15 Hiệp định FTA Việt Nam đang thực thi, có 3 FTA thế hệ mới là CPTPP, EVFTA và UKVFTA là những hiệp định rất quan trọng. Đây là các FTA mang lại nhiều kết quả đàm phán cơ lợi cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam, tạo dư địa để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào thị trường các nước Đông Á.

Doanh nghiệp Việt tận dụng EVFTA và các FTA

(Nguồn: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương)

Trong 3 năm qua, các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng mạnh. Điển hình như, đối với Hiệp định CPTPP, trong giai đoạn 2020 - 2021, xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP tiếp tục đà tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng 18,1% so với năm 2020. Trong khi đó, Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU năm 2021 vẫn tăng 14,5% so với năm 2020. Kết quả ấn tượng này cho thấy sự nỗ lực đáng kể trong việc làm quen và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

Doanh nghiệp Việt tận dụng EVFTA và các FTA

(Nguồn: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương)

Chia sẻ về những định hướng và giải pháp tận dụng EVFTA, các FTA khác, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin, đổi mới hình thức tuyên truyền, tập trung sâu hơn vào các khóa tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng các FTA. Đồng thời thúc đẩy các giải pháp, triển khai tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp tận dụng FTA.

Doanh nghiệp Việt tận dụng EVFTA và các FTA

(Nguồn: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại