menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thu Miên

Doanh nghiệp Việt không thể trà trộn xuất xứ khẩu trang vào EU

Một số doanh nghiệp Việt Nam dùng giấy chứng nhận lưu thông hàng hóa tự do trong EU và EFTA (CE) do các tổ chức không được EU công nhận cấp để xuất khẩu khẩu trang, vật tư y tế vào EU. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho hay đã nhận được thông tin phản ánh này từ doanh nghiệp Đan Mạch.

Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương Trần Thanh Hải cho biết: “Khẩu trang cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) khác đều là những mặt hàng có liên quan đến sức khỏe, sự an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nước nhập khẩu thường có những tiêu chuẩn về chất lượng đối với các mặt hàng này. Đặc biệt, đối với các thị trường như EU và Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn này là bắt buộc. Nếu không, hàng hóa sẽ gặp khó khăn khi nhập khẩu và bị trả lại”.

Nói một cách khác là, với các quốc gia EU, phải có “hộ chiếu thương mại” CE mới được xuất khẩu chính ngạch. Nhưng một số các doanh nghiệp mà Bộ Công Thương chưa nêu tên, đã dùng các mẫu CE không được EU công nhận để đưa khẩu trang vào Đan Mạch.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã cung cấp một danh sách các tổ chức được Liên minh châu Âu công nhận trong việc cấp CE.

Trong thời điểm dịch bệnh, EU đã có thông báo nới lỏng các tiêu chuẩn cho các mặt hàng thiết yếu, vật tư y tế nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các điều kiện để gắn dấu CE (được thông qua bởi ba tổ chức: CEN, CENELEC và ETSI).

Các nhà sản xuất có thể không sử dụng các tiêu chuẩn EU hài hòa thì sau đó phải chứng minh sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cơ bản trước khi lưu hành trên thị trường EU. “Tuy nhiên, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tuyên bố của mình”, thương vụ cho biết.

Trong một diễn biến có liên quan, chiều 5-5, Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Trần Hữu Linh ký văn bản hỏa tốc gửi Cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường rà soát, kiểm tra việc nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị cũ về để sản xuất khẩu trang.

Theo văn bản này, thời gian gần đây có hiện tượng các tổ chức, cá nhân nhập khẩu dây chuyền để sản xuất khẩu trang trong bối cảnh nhu cầu khẩu trang tăng cao do dịch Covid-19, tiềm ẩn nguy cơ nhập khẩu các dây chuyền cũ, lạc hậu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất. Do vậy, Cục quản lý thị trường sẽ cùng các cơ quan chức năng rà soát nghiêm để xử lý theo quy định.

Sản xuất khẩu trang là một “cứu cánh” cho các doanh nghiệp dệt may trong nước thời điểm đại dịch Covid 19, khi nhu cầu khẩu trang trong và ngoài nước tăng cao đột biến. Tuy nhiên, trong khi có nhiều nhà sản xuất khẩu trang uy tín như May 10, Dệt kim Đông Xuân, Hanvico, Việt Thắng... thì cũng không ít doanh nghiệp lợi dụng tình hình để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng không đáp ứng tiêu chuẩn bán ra thị trường, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành dệt may Việt Nam.
Năng lực sản xuất khẩu trang của Việt nam có thể lên đến 40 triệu chiếc/ngày, tương đương với 1,2 tỉ chiếc/tháng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại