menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Võ Văn Thành Pro

Doanh nghiệp và người lao động Việt Nam đã sẵn sàng để đón làn sóng đầu tư mới?

Khi xảy ra chiến tranh thương mại, nhiều thông tin đang nói đến vấn đề các công ty sản xuất hàng cho thị trường Mỹ sẽ đổ xô tìm nhà cung ứng để xây nhà máy ở Việt Nam. Nhưng thực tế thì không biết hạ tầng, chuỗi cung ứng (doanh nghiệp) và người lao động trong nước đã sẵn sàng để đón làn sóng đầu tư mới?

Mấy năm trước nổi lên chuyện doanh nghiệp Việt Nam không đủ chuẩn cung cấp ốc vít cho Samsung. Lúc đó tôi cùng đồng nghiệp háo hức sang Bắc Ninh phỏng vấn ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp SS tại Việt Nam, hỏi han vặn vẹo về việc SS tạo điều kiện, đặt hàng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của VN như thế nào…

Về sau nghĩ lại SS đến đầu tư ở VN trước hết vì lợi ích của họ. VN thấy Ok thì chơi. Còn VN muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ thì phải xây dựng chính sách quốc gia và bằng nỗ lực của các doanh nghiệp nội địa. Cớ sao hỏi SS?

Đến nay SS đã đầu tư trên 20 tỷ USD vào VN. Một nửa các thiết bị di động của hãng này trên toàn thế giới được sản xuất trong các nhà máy ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP HCM; đóng góp gần 25% (trên 50 tỷ USD) tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của VN, giải quyết việc làm cho 130.000 lao động.

Cái tên SS trở thành điểm sáng số một về thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài của VN, tiếp theo là Intel, LG, GE, Mitsubishi, Sanofi, Panasonic…Tuy nhiên, điều dễ dàng nhận thấy là nhiều năm qua, hiệu ứng lan toả từ khu vực FDI sang các doanh nghiệp trong nước còn khiêm tốn. Và điều này thì nên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Một dự thảo báo cáo gần đây của Cục đầu tư nước ngoài cho hay, khi được phỏng vấn, các nhà đầu tư đều nói chi phí nhân công và năng lượng thấp, chính sách thuế ưu đãi là những lý do chính để họ đầu tư vào Việt Nam; cùng với đó là sự ổn định chính trị và nhu cầu đa dạng hóa địa điểm đầu tư ra ngoài Trung Quốc.

Hầu như không doanh nghiệp nào cho rằng tay nghề tốt hay chuỗi cung ứng địa phương có năng lực cạnh tranh là thế mạnh của Việt Nam. Những công ty trên cũng có hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan hoặc Philippines, và đều cho biết các quốc gia đó tay nghề lao động và chuỗi cung ứng tốt hơn.

Khi xảy ra chiến tranh thương mại, nhiều chuyên gia nhận định là các công ty sản xuất hàng cho thị trường Mỹ sẽ đổ xô tìm nhà cung ứng để xây nhà máy ở Việt Nam. Nhưng xét theo thực tế thì không biết hạ tầng, chuỗi cung ứng (doanh nghiệp) và người lao động trong nước đã sẵn sàng để đón làn sóng đầu tư mới?

Tim Cook vừa than phiền với Tổng thống Trump, việc áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc sẽ khiến Apple mất lợi thế cạnh tranh trước đối thủ Samsung. Tuy nhiên, liệu Apple (và đối tác) có tiếp bước SS trong việc chọn VN làm cứ địa sản xuất, hay là chọn Indonesia hoặc nước nào đó.

Nhìn lại 30 năm FDI ở VN, bên cạnh đóng góp tích cực, mặt trái là những vấn đề về ô nhiễm môi trường, chuyển giá, hiệu ứng “chèn lấn” đối với doanh nghiệp trong nước…

Yếu tố đảm bảo quốc phòng an ninh trong dự án đầu tư nước ngoài cũng đã được đặt ra lâu nay. Chẳng hạn với dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, trục giao thông “xương sống”, chạy qua nhiều vị trí quan trọng suốt chiều dài đất nước. Ngoài ra, thời bây giờ, một công ty/dự án viễn thông, công nghệ có thể quan trọng về quốc phòng an ninh chẳng kém gì công ty/dự án khác trong lĩnh vực giao thông, năng lượng. Không phải tự nhiên mà năm ngoái, ông Trump đã ban hành sắc lệnh ngăn chặn việc Broadcom, công ty có trụ sở ở Singapore mua lại Qualcomm, nhà sản xuất chip di động hàng đầu của Mỹ.

Người ta nói, thời của dữ liệu lớn, một nền tảng công nghệ nhiều khi “hiểu” về người Việt Nam hơn Tổng cục thống kê. Bởi vậy câu chuyện ở đây là làm sao anh vừa thu hút đầu tư công nghệ cao mà lại vừa giữ được cửa nhà.

Nghị quyết về định hướng FDI đến năm 2030 cho hay Việt Nam sẽ bổ sung quy định "điều kiện về quốc phòng, an ninh" trong quá trình xem xét dự án đầu tư mới, kể cả các hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Vừa phải chọn lọc hơn, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, vừa đảm bảo quốc phòng, an ninh, chiến lược thu hút FDI của Việt Nam sẽ có những thách thức. Nhưng muốn được miếng bánh ngon hơn, to hơn thì làm gì có chuyện dễ dàng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Võ Văn Thành Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả