menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dũng Bùi

Doanh nghiệp thận trọng trong giao dịch có yếu tố “số hóa”

Các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu khi giao dịch thông qua công cụ điện tử sẽ đảm bảo các thông tin được lưu trữ tự động, tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên bất lợi là không kiểm soát được tính chính xác của các công cụ trao đổi như email, fax…, kh

Cẩn trọng phương thức giao dịch trong bối cảnh kinh tế số

Sự chuyển hướng về hình thức giao dịch trong thời đại công nghệ 4.0 là sự hình thành của các nền tảng (platform) kinh doanh điện tử; việc trao đổi giấy tờ được chuyển từ bàn giấy sang email; thanh toán thông qua công cụ điện tử; giao dịch từ xa thông qua hợp đồng điện tử.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là Internet, các DN Việt Nam ngày càng tận dụng các tiện ích của Internet để giao kết hợp đồng, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2018 đã có 28% số DN tại Việt Nam sử dụng hợp đồng điện tử.

Ông Châu Việt Bắc - Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết, giá trị pháp lý của hợp đồng, chứng từ điện tử không bị phủ nhận ở hầu hết các quy định của thế giới và Việt Nam, nhưng DN có hoạt động xuất khẩu khi giao dịch bằng hợp đồng số hóa cần lưu ý trong hoạt động thương thảo hợp đồng xuất nhập khẩu và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Khi thực hiện giao dịch có yếu tố “số hóa” thì phải áp dụng công cụ số an toàn trong quá trình thực hiện hợp đồng, những giao dịch bắt buộc phải thực hiện thông qua văn bản nhằm đảm bảo yêu cầu về chứng cứ chứng minh. "Mặc dù sự phát triển theo xu hướng kinh tế số là cần thiết, nhưng yếu tố về chứng cứ bằng văn bản cần được chú trọng nhằm hạn chế những rủi ro và yếu thế khi phát sinh tranh chấp" - ông Bắc nhấn mạnh.Khi so sánh những yếu tố thuận lợi và bất lợi giữa giao dịch truyền thống và giao dịch thông qua công cụ điện tử của DN cho thấy, giao dịch truyền thống minh bạch giấy tờ, “giấy trắng mực đen” rõ ràng; tuân thủ theo yêu cầu của pháp luật về hình thức giao dịch giữa các bên, nhưng vấn đề thu thập chứng cứ chứng minh việc mất giấy tờ dễ dẫn đến không thể chứng minh để đòi quyền lợi, chưa kể tác động của các yếu tố môi trường đến giấy tờ. Còn giao dịch thông qua công cụ điện tử, đảm bảo các thông tin được lưu trữ tự động; tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển chứng từ, văn bản giữa các bên; tuy nhiên, bất lợi là không kiểm soát được về tính chính xác của các công cụ trao đổi như email, fax…, không kiểm soát được về thẩm quyền của người làm việc qua các công cụ trao đổi.

Xu hướng giải quyết tranh chấp ngoài tòa

Bên cạnh việc các DN xuất nhập khẩu cần thận trọng các giao dịch trong bối cảnh kinh tế số thì xu hướng chọn giải quyết các tranh chấp ngoài tòa cũng được các DN ưu tiên thực hiện, nếu có các phát sinh tranh chấp xảy ra.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) tại 190 nền kinh tế, có đến 173 nền kinh tế chấp nhận hoạt động hòa giải tự nguyện ngoài tiến trình tố tụng hay nói cách khác là ngoài tòa án.

Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy hòa giải được ghi nhận trong lịch sử giải quyết tranh chấp và được quy định tại một số văn bản pháp luật, như Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hòa giải cơ sở, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ người tiêu dùng... Nghị quyết số 49- NQ/TW tháng 6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra nhiệm vụ: “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài...”.

Lấy thí dụ từ khối DN đầu tư nước ngoài (FDI), hiện ước tính có khoảng 40% DN lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Lý do cho sự chuyển đổi này bởi phương thức và thủ tục giải quyết trọng tài Việt Nam đã tiệm cận được với các tiêu chuẩn quốc tế. Các thủ tục hòa giải được vận hành tuân thủ pháp luật, linh hoạt, thân thiện, hiệu quả và mang lại sự hài lòng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN.

Bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp thương mại cũng có sự thay đổi trong bối cảnh kinh tế số với các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. “Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế” được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án gồm 4 phương thức: thương lượng trực tuyến (online negotiation); hòa giải trực tuyến (online mediation); trọng tài trực tuyến (online arbitration); các phương thức hỗn hợp khác.

Theo ông Bắc, chứng cứ điện tử hầu như được chấp nhận tại tòa án và trọng tài. Tại VIAC cũng đi theo tiến trình công nghệ số: thực hiện giải quyết các tranh chấp các vụ việc có hệ quả phát sinh từ yếu tố điện tử như chứng từ, giao dịch email…; xây dựng tiến trình quản lý giải quyết tranh chấp bằng công cụ điện tử; áp dụng việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả