Doanh nghiệp tăng tốc đón đầu mùa mua sắm cuối năm
Có khả năng mang về doanh số ấn tượng với chi phí tiết kiệm so với phương thức kinh doanh truyền thống, bán hàng qua kênh thương mại điện tử đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là vào mùa “sale” truyền thống mỗi dịp cuối năm ngành TMĐT.
Doanh thu từ TMĐT tăng hơn 50% so với cùng kỳ
Là thương hiệu cung cấp gia dụng, nội thất đến từ Hàn Quốc, ngoài nhà máy, Lock&Lock dành không ít đầu tư trong việc xây dựng hệ thống bán lẻ khá hiệu quả ở Việt Nam nhiều năm qua. Mãi đến cuối 2017, Lock&Lock mới “dạm ngõ” với TMĐT và bén duyên với Shopee vào đầu 2018. Kết quả, kênh phân phối này hoàn toàn gây bất ngờ cho những người điều hành.Trong hai năm liên tiếp, doanh thu từ TMĐT của Lock&Lock đều đạt mức tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ. Trong đó, Shopee chiếm 40% tổng doanh số đến từ kênh TMĐT. Ông Ha Min Ho nhận xét: “Đội ngũ hỗ trợ từ sàn giao dịch này chính là chất xúc tác lớn, giúp các thương hiệu tạo được sức bật cho các sản phẩm của mình”.
Theo người điều hành kênh kinh doanh TMĐT Lock&Lock, dù có lịch sử lâu năm nhưng vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp mới bắt đầu tiếp cận với TMĐT. Do vậy, doanh nghiệp rất cần những đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm, đóng vai trò nhạc trưởng, khởi xướng giúp doanh nghiệp có thể hỗ trợ họ khai thác kênh bán hàng hiệu quả này, nhất là công tác marketing, thiết kế chiến lược bán hàng… Ví dụ, khi tham gia Shopee, Lock&Lock được hưởng lợi rất lớn từ các công cụ marketing hiệu quả và đón đầu các xu hướng hiện đại như Live Streams, Shopee Feed, Đấu thầu từ khoá… Ứng dụng những công cụ này, khả năng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong lĩnh vực trực tuyến được cải thiện hơn hẳn.
Dư địa vẫn còn rất lớn
Chậm chân hơn Lock&Lock, mãi 1 năm trở lại đây, sau khi chuỗi cửa hàng thời trang đã hiện diện gần như trên tất cả các tỉnh thành Việt Nam và tổ chức kênh bán hàng online bài bản riêng, GUMAC mới chính thức tham gia sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, thành quả mà họ đạt được cũng hết sức bất ngờ. Bà Bùi Thị Thảo Vi, Quản lý kênh kinh doanh qua sàn TMĐT tại GUMAC cho biết, nhờ hoạt động trên sàn Shopee, GUMAC nhanh chóng trở thành top ngành hàng thời trang với tốc độ tăng trưởng thần tốc mỗi tháng. Không chỉ ở doanh thu “khủng” đem về sau mỗi chiến dịch “Brand Day - Ngày Thương Hiệu” mà mỗi ngày, doanh thu cũng đều ở mức cao. Đơn cử, với mỗi chương trình khuyến mãi lớn của sàn GUMAC đã chốt được hàng nghìn đơn hàng thông qua sàn TMĐT Shopee. “Bán hàng trên sàn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, nhân sự so với kênh online hiện tại của mình”, bà Vi nói.
Không dừng lại ở đó, theo bà Vi, bộ phận kinh doanh của Shopee cũng sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế các chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng nhãn hàng, cung cấp kho bãi, dịch vụ thanh toán, chuyển phát… Nghĩa là, sàn đã hoàn thiện toàn bộ hệ sinh thái của TMĐT, doanh nghiệp chỉ có nhiệm vụ đầu tư phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng và cùng với sàn phát triển kinh doanh.
Chưa bao giờ, vai trò của thương mại điện tử (TMĐT) cũng dần trở nên quan trọng với kinh tế Việt Nam như hiện nay. Theo báo cáo gần đây của Facebook và Bain & Company, mức độ tiếp nhận của người tiêu dùng kỹ thuật số ước tính sẽ vượt dự báo năm 2025, đạt 310 triệu người dùng vào cuối năm 2020. Qua đó thể hiện vai trò đáng kể của TMĐT khi mang lại phương thức mua sắm tối ưu, thuận tiện và liền mạch thông qua quy trình vận hành hiệu quả từ khâu quản lí đơn hàng từ người mua, vận chuyển hàng hóa an toàn từ người bán đến tay người tiêu dùng.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thái Bình, Giám đốc vận hành, Shopee Việt Nam cho biết: “Vận hành đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa được lưu trữ và chuyển giao đến người dùng nhanh chóng và an toàn. Bởi, mức độ hưởng ứng của cả người mua và nhà bán hàng trong mua sắm online càng cao, kỳ vọng của họ càng lớn. Chính vì thế, Shopee không ngừng tối ưu hóa hệ thống và quy trình vận hành nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm online của người dùng.”
Triển khai vận hành kho thứ ba của mình ở Việt Nam vào những tháng đầu năm 2020, Shopee đã có những động thái đón đầu cho mùa mua sắm mới. Tọa lạc tại Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung, Củ Chi, TP. HCM, đây là kho hậu cần lớn nhất Việt Nam của sàn TMĐT này, sau hai kho đã đi vào vận hành trước đó ở Quận 7, TP.HCM và Quận Long Biên, TP. Hà Nội. Không chỉ gia tăng mức độ tự động hóa, kho còn được tích hợp hệ thống quản lý chuyên biệt để truy cứu vị trí hàng hóa ngay từ khi người mua đặt đơn hàng.
Sự hiện diện của kho Shopee ở Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung, khu vực không bị cấm xe vào giờ cao điểm tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nhà cung cấp có thể đến lưu hàng 24/24. Đây cũng là nơi khá gần với điểm trung chuyển hàng hóa của các đối tác vận chuyển của Shopee nên thời gian nhận, giao hàng có thể tiết kiệm nhiều so với trước đây. Ông Thái Bình chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã và đang mở rộng hợp tác với nhiều nhà vận chuyển có mạng lưới giao nhận rộng khắp trong cả nước nhằm hỗ trợ tốt nhất cho cả người bán và người mua có những trải nghiệm tốt nhất, nhiều dịch vụ và giá trị cộng thêm khi tham gia mua sắm trên sàn thương mại điện tử Shopee”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận