menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Hảo

Doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng cảnh giác với Trung Quốc

Một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei cho thấy, các doanh nghiệp Nhật đang ngày càng cảnh giác hơn với Trung Quốc.

Cuộc khảo sát cho thấy, có gần một nửa số người được hỏi ủng hộ chính sách cứng rắn với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Khoảng 43,7% các doanh nhân tham gia khảo sát nhận định rằng “lĩnh vực công nghệ cao có thể chuyển hướng sang mục đích quân sự” – và đưa ra cảnh báo Nhật Bản nên hạn chế giao dịch với Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy, các doanh nhân đang ngày càng lo ngại về nguy cơ rò rỉ công nghệ và tổn thất tài chính từ việc giao dịch với Trung Quốc hơn là hào hứng với thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Cuộc khảo sát trực tuyến trên được thực hiện vào giữa tháng 7, nó đã yêu cầu 3.000 doanh nhân làm việc cho các công ty niêm yết của Nhật Bản đánh giá lập trường của họ đối với Mỹ và Trung Quốc. Khoảng 1.100 người trong số những người được khảo sát đã làm công việc liên quan với các công ty Trung Quốc.

Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 13/8, đã liệt kê một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen, bao gồm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei Technologies và cấm các công ty có hợp đồng với chính phủ Mỹ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ từ các công ty trong “danh sách thực thể” mà Mỹ đã đưa ra.

Gần một nửa số người được hỏi - 48,1% - ủng hộ việc các chính sách mà chính quyền tổng thống Trump đã áp dụng với Trung Quốc, còn lại có 36,9% số người tham gia khảo sát nói rằng họ không ủng hộ điều đó.

Ngoài ra, có 51,6% số người được hỏi ủng hộ việc Washington nêu tên các công ty Trung Quốc cụ thể và hạn chế giao dịch với họ.

Trong bối cảnh căng thẳng kinh tế ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc khảo sát đã hỏi các doanh nhân về lĩnh vực nào mà Nhật Bản nên xem xét lại đối với Trung Quốc.

Trả lời cho câu hỏi này, có hơn 40% số người được hỏi đề cập đến vấn đề “công nghệ cao, bao gồm các công nghệ có thể chuyển hướng sang mục đích quân sự”, tiếp theo là 36,6% cho rằng Nhật Bản nên xem xét lại vấn đề “tài trợ, bao gồm đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc và đầu tư của Trung Quốc vào Nhật Bản.”

Sự cảnh giác ngày càng tăng trong các chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở trong và ngoài nước dường như đang ngày càng khiến mọi người ủng hộ nhiều hơn cách tiếp cận cứng rắn của Mỹ đối với Bắc Kinh.

Trong những năm gần đây, nhiều công ty Nhật Bản đã liên kết với các đối tác Trung Quốc trong các công nghệ tiên tiến. Mặc dù vậy, vẫn có 46,2% người tham gia khảo sát cho rằng, các công ty Nhật Bản nên giảm bớt mối quan hệ trên và đồng thời giảm đầu tư vào các công ty và cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc.

Những người tham gia cuộc khảo sát cho rằng, Nhật Bản chỉ nên hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực như môi trường, an ninh và sàn giao dịch liên chính phủ.

Các doanh nhân Nhật Bản tin rằng việc Nhật Bản hợp tác với Trung Quốc nên được giới hạn trong các lĩnh vực có thể giúp giải quyết các vấn đề quốc tế, trong khi quan hệ kinh doanh thì nên hạn chế.

Khi được hỏi về mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc, những người được khảo sát đã đưa ra những câu trả lời trái chiều. Có 35,1% số người cho biết Nhật Bản không nên cắt đứt các mối quan hệ như vậy và 31,6% thì lại đưa ra ý kiến rằng Nhật Bản nên cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Còn lại 25% số người cho biết họ không thể chọn một trong hai ý kiến trên.

Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, với 1,2 tỷ người và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, đang trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất trên thế giới.

Khi được hỏi về tầm quan trọng trong tương lai của Trung Quốc trong các lĩnh vực khác ngoài sản xuất, có 42,4% cho biết Trung Quốc vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng như bây giờ, trong khi 26,5% cho biết tầm quan trọng của nước này sẽ tăng lên. Nói chung, gần 70% tin rằng tầm quan trọng của Trung Quốc sẽ vẫn duy trì hoặc phát triển trong tương lai.

Ngược lại, Nhật Bản, quốc gia có dân số đang già đi do tỷ lệ sinh con giảm và tuổi thọ cao hơn, đã tụt hậu so với các nước khác trong một số lĩnh vực công nghệ cao. Khi phải xoay xở để duy trì tăng trưởng kinh tế, các doanh nhân, mặc dù lo ngại về việc Nhật Bản đang suy giảm vai trò trong sản xuất và cảm thấy bị đe dọa bởi sức mạnh công nghệ và tài chính ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng họ vẫn tiếp tục kinh doanh và hợp tác với Bắc Kinh bởi thị trường và nhu cầu đến từ Trung Quốc rất tiềm năng.

Shin Kawashima, giáo sư tại Đại học Tokyo, người tham gia cuộc khảo sát cho biết: “Các công ty Nhật Bản cần phải phân tích rủi ro và chuẩn bị các phương pháp dự phòng trước sự chia rẽ ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản cũng như phần còn lại của thế giới nên cần biết rằng sự chia rẽ quá mức sẽ không hề có lợi cho nền kinh tế toàn cầu”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả