24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt động thế nào trong năm qua?

Có những khoảng trống không hoặc chưa có báo cáo khi giám sát tài chính các doanh nghiệp nhà nước năm 2018.

Bộ Tài Chính vừa công bố văn bản tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm 2018 trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo này, chỉ có duy nhất 01 trong 20 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi chưa đầy đủ Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp có vốn nhà nước là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng là đơn vị duy nhất trong 20 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi chưa đầy đủ Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp (07/13 DNNN).

143 DNNN có doanh thu gần 744 nghìn tỷ đồng

Theo kết quả giám sát tài chính năm 2018, trong số 143 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 134 đơn vị kinh doanh có lãi và 09 đơn vị kinh doanh lỗ.

Tổng doanh thu của 143 DNNN thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là 743.706 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt động thế nào trong năm qua?

Trong đó, doanh thu của các DNNN (13 doanh nghiệp) thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 500.957 tỷ đồng (chiếm 67,36% tổng doanh thu). 79 DNNN thuộc Bộ Quốc phòng có doanh thu là 192.246 tỷ đồng (chiếm 25,85% tổng doanh thu).

Cuối cùng 51 DNNN thuộc các bộ, ngành khác có doanh thu là 50.503 tỷ đồng (chiếm 6,79% tổng doanh thu).

Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt động thế nào trong năm qua?

Một số doanh nghiệp có doanh thu lớn

Đáng chú ý, ba đơn vị là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone là ba đơn vị chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhưng đã giảm doanh thu ghi nhận đã giảm đáng kể so với 2017.

Trong đó, Viettel chiếm 12,71% tổng doanh thu nhưng hoàn thành chỉ bằng 37,58% so với năm 2017, đạt 94.517,9 tỷ đồng. Tiếp đến, VNPT đạt doanh thu 45.702 tỷ đồng (chiếm 6,1% tổng doanh thu nhưng chỉ bằng 96,15% so với năm 2017). Cuối cùng, MobiFone đạt 36.926 tỷ đồng (chiếm 4,96% tổng doanh thu nhưng chỉ bằng 92,06% so với năm 2017).

Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt động thế nào trong năm qua?

Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, tổng lợi nhuận sau thuế của 143 DNNN là 87.843 tỷ đồng. Trong đó, có 134 đơn vị kinh doanh có lãi, 09 đơn vị kinh doanh lỗ. Số nộp ngân sách của 143 DNNN là 105.313 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hai doanh nghiệp có lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng lớn là Viettel với 29.943 tỷ đồng và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) với 28.050 tỷ đồng đều có LNST giảm so với cùng kỳ, lần lượt đạt 86,2% và 91,78% so với cùng kỳ 2017.

Trong đó, nguyên nhân lý giải cho việc giảm lợi nhuận của PVN là sự sụt giảm cổ tức, lợi nhuận được chia từ các đơn vị thành viên (giảm 3.024 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017) và trích lập dự phòng tổn thất khoản đầu tư tại Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn 2.875 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt động thế nào trong năm qua?

Theo thống kê, một số doanh nghiệp có số nộp ngân sách lớn là Viettel: 32.348,5 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: 20.842 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 11.361,8 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: 9.585,6 tỷ đồng...

Trong số 143 DNNN có: 52 đơn vị được chủ sở hữu đánh giá an toàn về tài chính; 08 đơn vị được đánh giá là mất an toàn về tài chính; 05 đơn vị được chủ sở hữu đánh giá là có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Các đơn vị còn lại hiện chưa được chủ sở hữu tổng hợp, đánh giá.

66 doanh nghiệp có vốn nhà nước nộp ngân sách gần 30 nghìn tỷ đồng

Đối với 66 doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng doanh thu năm 2018 đạt 354.674 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2018 của 66 đơn vị này đạt 27.354 tỷ đồng, nộp ngân sách 29.819 tỷ đồng

Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt động thế nào trong năm qua?

Trong số 66 doanh nghiệp trên, 48 đơn vị báo kinh doanh có lãi; 07 đơn vị kinh doanh lỗ. Còn lại 11 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đặc thù không báo cáo lãi, lỗ.

Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt động thế nào trong năm qua?

Theo thống kê, một số doanh nghiệp có doanh thu lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex): chiếm 38,64% tổng doanh thu, tăng 24,84% so với năm 2017; Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines): chiếm 20,64% tổng doanh thu, tăng 12,79% so với năm 2017; Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Sài gòn (Sabeco): chiếm 10,87% tổng doanh thu, tăng 5,8% so với năm 2017; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV): chiếm 5,01% tổng doanh thu, tăng 18,62% so với năm 2017, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama): chiếm 2,9% tổng doanh thu, tuy nhiên giảm tới 35,84% so với năm 2017...

Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt động thế nào trong năm qua?

Trong đó, một số doanh nghiệp có lợi nhuận cao là ACV: tăng 43,73% so với năm 2017; VEAM: tăng 2% so với năm 2017; Sabeco tuy lợi nhuận giảm 35,35% so với năm 2017 nhưng vẫn đạt trên 3.400 tỷ đồng; Petrolimex tuy lợi nhuận giảm 17,75% so với năm 2017 nhưng vẫn đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Về nộp ngân sách, hai doanh nghiệp có số nộp ngân sách lớn được Bộ Tài chính nhắc tên là Petrolimex với 11.978 tỷ đồng, Sabeco với 8.346,75 tỷ đồng...

Nhiều DN mất an toàn tài chính, lỗ nghìn tỷ

Như đã thống kê, trong báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính có chỉ ra 8 đơn vị trong 143 DNNN được đánh giá là mất an toàn về tài chính bao gồm: Tổng công ty 15, Công ty TNHH MTV NXB Lao động - Xã hội, Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long, Công ty TNHH MTV XNK Nông sản thực phẩm, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Sách báo Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hãng phim tài liệu và KHTW, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Thể dục thể thao.5 đơn vị được chủ sở hữu đánh giá là có dấu hiệu mất an toàn về tài chính bao gồm: Tổng công ty Thái Sơn, Tổng công ty XD Lũng Lô, Tổng công ty Thành An, Tổng công ty xây dựng trường Sơn, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Thế giới.

Có 9 doanh nghiệp báo lỗ trong số 143 DNNN với số số lỗ là gần 226,4 tỷ đồng.

Cụ thể, Tổng công ty 15 lỗ 67,15 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Hà Thành lỗ 1,02 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV NXB Lao động - Xã hội lỗ 4 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long lỗ 22,50 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp lỗ 1,42 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XNK Nông sản thực phẩm lỗ 3,06 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Hãng phim tài liệu và KHTW lỗ 1,02 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Thể dục thể thao lỗ 0,3 tỷ đồng. Tổng công ty Cà phê Việt Nam là đơn vị có số lỗ lớn nhất, lên tới 125,9 tỷ đồng.

Trong số 66 doanh nghiệp có vốn nhà nước, 7 đơn vị báo lỗ có tổng số lỗ lên tới trên 2.475 tỷ đồng.

Cụ thể, CTCP xây lắp Tây Hồ lỗ 2,48 tỷ đồng, CTCP Cơ khí ô tô 3-2 lỗ 15 tỷ đồng, Tổng công ty Cơ khí xây dựng - CTCP lỗ 163 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Hồng - CTCP lỗ 376,3 tỷ đồng, Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) lỗ 349,88 tỷ đồng, CTCP Dịch vụ Truyền hình Viễn thông VN (VTVBroadcom) lỗ 4,1 tỷ đồng. Tổng công ty Lương thực miền Nam là đơn vị có số lỗ "khủng nhất" lên tới 1.834,4 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả