24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồ Mai
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Doanh nghiệp lữ hành và khoảng trống thương mại điện tử

Doanh nghiệp lữ hàng bắt tay cùng startup để đưa ra giải pháp dịch vụ hiệu quả đang trở thành một xu hướng.

Nhiều công ty công nghệ thông tin cho ra đời các công cụ giúp những đơn vị du lịch thực hiện các giao dịch đặt phòng, đặt tour, thanh toán thuận lợi...

Trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo áp lực cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp lữ hành mà ngay cả với các doanh nghiệp công nghệ thông tin ứng dụng dịch vụ của ngành du lịch trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu như: Alibaba, Amazon, Booking...

Doanh thu sụt giảm

Đó là chia sẻ của ông Trần Bình Giang, Tổng giám đốc Công ty Tripi về những thách thức mà doanh nghiệp lữ hành đang phối mặt.

Theo đó, thời gian gần đây đã có thêm hàng chục công ty công nghệ thông tin cho ra đời các công cụ giúp những đơn vị du lịch thực hiện các giao dịch đặt phòng, đặt tour, thanh toán thuận lợi, nhanh chóng.

Trước đây vào thời điểm 7-8 năm trở về trước, các cơ sở lưu trú tại khu vực phố cổ Hà Nội đã ghi nhận một thời "hoàng kim" từ hoạt động bán tour cùng các dịch vụ cho du khách. Thậm chí nguồn thu chiết khấu của dịch vụ này còn cao hơn cả nguồn từ chi phí thuê phòng.

Thế nhưng, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ đặt phòng trên các trang bán hàng nổi tiếng của thế giới như Agoda, Booking.com…, dịch vụ bán tour trực tuyến của các công ty lữ hành ngay tại Việt Nam đã lấy đi nguồn thu nói trên của các khách sạn ở phố cổ Hà Nội. Bởi, du khách đã tự đặt phòng, thậm chí đặt tour từ các trang bán hàng nổi tiếng trước khi đến Việt Nam, nên nguồn thu từ tiền phòng của các khách sạn khu vực phố cổ cũng giảm do phải hợp tác, chia sẻ chiết khấu cho các trang bán hàng nổi tiếng trên.

Ngoài ra, ông Trần Bình Giang còn chỉ ra rằng,theo thống kê tại Barcelona, nền tảng ứng dụng di động gắn liền với công nghiệp 4.0 ở rất nhiều ngành nghề, riêng ngành gọi xe trực tuyến có tỷ trọng 3 tỉ đô la Mỹ, Social Media 31 tỉ USD, du lịch trực tuyến là 600 tỉ USD. Mobile Travel là 200 tỉ USD... Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay các sàn thương mại điện tử hầu như để hổng lĩnh vực này.

Đáng chú ý hơn, theo khảo sát của Tổng cục Du lịch về tác động của các kênh thông tin đến hành vi tiêu dùng, khách du lịch thường sử dụng 5 - 6 kênh thông tin để chọn sản phẩm, nhà cung cấp, gồm thông tin truyền miệng (79%), website (71%), ý kiến chuyên gia trên internet (63%), mạng xã hội (63%), 31% khách hàng tin vào những người quen biết, 28% các ý kiến tích cực trên mạng xã hội tác động đến quyết định tiêu dùng. Khảo sát trên cho thấy tiềm năng xúc tiến, quảng bá du lịch qua e- marketing là rất lớn, nếu được ứng dụng thích hợp.

Minh chứng cho điều này, theo chia sẻ của ôngCao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, nếutrước đây, 60% lượng khách từ các tỉnh và nước ngoài đến Đà Nẵng theo kênh các công ty lữ hành thì hiện nay, gió đã đổi chiều. Khoảng 70-80% khách từ các tỉnh tự tìm đến Đà Nẵng thông qua các kênh bán hàng online, nên họ hiếm khi cần đến doanh nghiệp lữ hành”.

Thay đổi cách tiếp cận khách hàng

Trước áp lực về cạnh tranh và xu hướng tiếp cận của khách hàng do những tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhận thức được sự thay đổi này, ông Phùng Xuân Khánh, Giám đốc Công ty Lữ hành Tiên Phong Travel chia sẻ về kinh nghiệm "vượt khó" của doanh nghiệp mình.

Cụ thể, “Công ty chúng tôi đã thay đổi mạnh mẽ, thay vì tiếp cận, quảng bá trực tiếp, doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ để có thể bán hàng đi kèm tư vấn, quảng bá sản phẩm du lịch bắt mắt, nhanh và hiệu quả trên trang web của mình”, ông Phùng Xuân Khánh khẳng định.

Được biết, Tiên Phong Travel đã đầu tư cả trăm triệu đồng để xây dựng hệ thống bán hàng, quảng bá trực tuyến đa ngôn ngữ với những tính năng tương tự các trang.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp lữ hành nào cũng có điều kiện để đầu tư cả một khoản tiền "khổng lồ" chỉ cho việc cải thiện hệ thống kết nối được, vì vậy, các doanh nghiệp đã lựa chọn tìm kiếm, kết hợp với các startup công nghệ để cho ra đời giải pháp dịch vụ tốt hơn. Như chia sẻ của ôngCao Trí Dũng, trong số khoảng 2.000 doanh nghiệp du lịch, có nhiều doanh nghiệp đang tìm start-up để giúp họ làm sao thu hút khách hiệu quả trong tình trạng hiện nay.

Đề xuất một trong số những giải pháp với tư cách là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp lữ hàng, bà Vanya Trần, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vietnam Hotel and Resort Pro (VHRPRO) đề xuất: “Xu hướng tra cứu thông tin du lịch trên internet của khách ngày càng thể hiện rõ. Các doanh nghiệp và nhà quản lý cần tận dụng điều này để tồn tại, phát triển. Một trong những vấn đề phải giải quyết ngay là số hóa các dữ liệu của mình để tạo thuận tiện cho khách, từ đó có thể thu hút khách. Ngoài ra, việc tự động hóa trong tiếp nhận phản hồi, tương tác với khách… cũng cần được chú trọng”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả