24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Văn Anh Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Doanh nghiệp lữ hành thời nCoV: Đau đầu giữ người hay cho nghỉ?

Hàng loạt hướng dẫn viên du lịch đang không có việc làm, nhiều nhân viên khách sạn phải nghỉ luân phiên, những người điều hành các công ty du lịch chịu sức ép khối lượng công việc nhiều hơn do giải quyết hệ quả từ dịch nCoV nhưng thu nhập lại sụt giảm so với trước đây... Đó là những câu chuyện không vui trong của ngành du lịch trong "cơn bão" nCoV.

Nghỉ việc, chạy tìm việc mới

Trao đổi với TBKTSG Online, một doanh nghiệp lữ hành lớn tại quận 1 (TPHCM) cho biết, trong những ngày gần đây bắt đầu nhận được đơn ứng cử của nhiều nhân viên từ những công ty lữ hành khác. Trong đó, có cả những người phụ trách trưởng, phó bộ phận. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc (tâm điểm của dịch bệnh) không biết khi nào được khống chế hoàn toàn và tình trạng sụt giảm khách liên tục của ngành du lịch Việt Nam hiện nay, việc đảm bảo lương cho nhân viên hiện hữu đã là điều rất khó khăn nên công ty không dám nghĩ đến chuyện tuyển người.

Doanh nghiệp lữ hành thời nCoV: Đau đầu giữ người hay cho nghỉ?
Số lượng khách sạn trên cả nước trong vòng 5 năm qua. Đồ họa: Đào Loan

Giữ người hay cắt giảm?

Vấn đề giữ người hay cắt giảm nhân sự để bớt áp lực trong bối cảnh doanh thu sụt giảm như hiện nay đang làm đau đầu những người đứng đầu doanh nghiệp. Lựa chọn nào cũng đầy khó khăn. Doanh thu giảm sút, giữ lại thì không đủ tiền để trả lương còn cho nhân viên nghỉ tuy trước mắt có thể giúp cắt giảm chi tiêu (tiền lương, bảo hiểm xã hội) nhưng khi hết dịch sẽ không đủ người cho guồng quay của công việc. Thêm vào đó, việc tuyển nhân viên trong thời điểm sau khi qua đại dịch được dự báo sẽ rất khó khăn.

"Kinh nghiệm từ những đợt suy giảm khách như dịch SARS 2003 và khủng hoảng tài chính 2009 đều cho thấy việc tuyển nhân viên trở lại sau dịch hết sức khó khăn cho nên phải cân nhắc rất kỹ để lựa chọn," ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng quản lý của Khách sạn 4 sao Rosaka Nha Trang.

Theo ông, đây là thời điểm người quản lý khách sạn và nhà đầu tư phải bình tĩnh, có tầm nhìn xa để tính toán các chiến lược đối phó. Cho nhân viên nghỉ không lương hay nghỉ việc có thể giải quyết được những khó khăn tức thời nhưng về lâu dài khi khách quay lại thì lại phải tốn thời gian, chi phí để đào tạo lại tay nghề, chưa kể phòng ốc để lâu không có người chăm sóc sẽ hư hao.

"Có thể coi thời điểm vắng khách này là lúc để tu bổ lại cơ sở vật chất để khi thị trường phục hồi, khách sạn mọi thứ tốt nhất để đón khách," ông nói và cho rằng trong điều kiện khó khăn, doanh nghiệp và người lao động có thể cùng chia sẻ, có thể bằng cách như doanh nghiệp nguồn dự phòng để sử dụng còn nhân viên giảm một phần lương để chờ qua cơn dịch.

Một số doanh nghiệp cũng lo lắng sẽ không đủ người làm việc sau dịch nên đang cố gắng hết mức có thể để đảm bảo đời sống cho nhân viên trong lúc doanh thu giảm. Nhằm trấn an tinh thần người lao động trước thông tin liên tục về suy giảm, thiệt hại, có công ty đã thông báo là sẽ giữ ổn định thu nhập của nhân viên trong vòng 6 tháng tới. Sau đó, nếu thị trường vẫn suy giảm thì mới tính cách khác.

Có nhận định khác cũng cho rằng, việc suy giảm khách là điều không mong muốn nhưng có thể xem đây là một trong những mùa vắng khách để tranh thủ thực hiện những kế hoạch như đào tạo nhân sự, phát triển các dự án mới, nghiên cứu sản phẩm mới... Đây là những những việc cần làm nhưng lúc đông khách, mãi lo bận rộn với kinh làm nên không đủ thời gian thực hiện chu đáo.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh, cho biết nhân viên của công ty vẫn làm việc bình thường và đang tập trung hơn cho những dự án mới. Tuy nhiên, cũng có nơi hiện không thể duy trì được điều này, không phải vì chủ doanh nghiệp không muốn hay muốn đổ khó khăn sang phía người lao động mà do sức chịu có hạn nên phải giảm lương hay cho một số nhân viên nghỉ việc...

"Điều này đặt ra vấn đề là cần phải có những gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chịu tác động nặng nề của dịch bệnh này để họ có thể vượt qua khó khăn," ông nói.

Chỉ tính trong mảng lữ hành, theo số liệu của Tổng cục Du lịch, đến tháng 1-2020, cả nước có 2.693 doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhưng phần lớn đều là những công ty có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính có hạn nên rất dễ bị ảnh hưởng khi có sự cố.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả