menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Vũ Tường

Doanh nghiệp “giữ chân” người lao động

Người lao động là ‘tài sản” quý giá nhất của một doanh nghiệp, vì vậy trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, giới chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để bảo toàn lực lượng lao động, coi đó là động lực chính cho mục tiêu hồi p

Theo kết quả khảo sát của VietnamWorks, trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và sau giãn cách xã hội, khi được hỏi về tình hình doanh nghiệp, có đến gần 60% doanh nghiệp thể hiện đủ năng lực nhất định để duy trì và tiếp tục phát triển kinh doanh. Theo đó, 44% doanh nghiệp cho biết vẫn đang hoạt động bình thường, có khả năng duy trì lực lượng nhân sự cũng như lương và phúc lợi cho người lao động, 16% các doanh nghiệp cho biết họ đang tăng trưởng và tăng quy mô nhân sự.

Điều đó cho thấy, thực tế dù dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của các doanh nghiệp, nhưng đại bộ phận vẫn đang tìm mọi cách để duy trì lực lượng nhân sự của mình.

Bà Phạm Lan Khanh, đại diện FreelancerViet.vn - một đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp việc làm chia sẻ, mọi người đều nghĩ khi kinh tế suy thoái thì doanh nghiệp sẽ giảm lương, cắt giảm nhân sự để giải quyết bài toán về tài chính. Thế nhưng với chủ doanh nghiệp, việc giải bài toán giữ nhân tài khó hơn việc tuyển dụng rất nhiều. Hiện nay, doanh nghiệp thường phải bỏ ra chi phí không nhỏ để tuyển dụng lao động, vì vậy việc cắt giảm nhân sự chỉ là biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ.

Trong giai đoạn khó khăn, việc cắt giảm chi phí hoạt động đối với doanh nghiệp là điều cần thiết nhưng việc giữ chân lao động có chất lượng lại là rất quan trọng để mau chóng phục hồi sau khủng hoảng.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, đồng sáng lập Canavi.com - một trang mạng về tuyển dụng lao động hàng đầu tại Việt Nam chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty đã phải cắt giảm từ tiền thuê văn phòng, tất cả các chi phí phụ khác, tuy nhiên về nhân sự thì vẫn duy trì được 100% quân số. Cùng với đó, dù phải cắt giảm một số phúc lợi nhưng các nhân viên hoàn toàn ủng hộ vì họ biết doanh nghiệp đang rất nỗ lực để bảo toàn nhân sự.

Trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh, Canavi.com cho tất cả nhân viên làm việc tại nhà. Mỗi buổi sáng đều có chấm công online và giao KPI cho mỗi nhân viên. Tuy có KPI nhưng không gây áp lực lên nhân viên như thời điểm trước dịch. Đây là cách để mọi người thường xuyên liên lạc, tương tác nhiều và cùng nhau thu thập data khách hàng, biến nó trở thành nguồn lực để tăng doanh thu khi hết dịch, ông Hải chia sẻ thêm.

Theo khảo sát thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng đang tìm mọi cách để giữ chân người lao động trong hoàn cảnh khó khăn trong và sau dịch bệnh. Đại diện một công ty dệt may cho biết, vì đơn hàng từ các nước như Mỹ, Trung Quốc đều bị ngưng lại nên số lượng công việc giảm hẳn so với trước đây. Nhưng thay vì cắt giảm công nhân, công ty đã giảm giờ lao động, chia làm theo ca để đảm bảo ai cũng có việc làm và nguồn thu nhập nhất định trang trải mùa dịch. Đồng thời, thay vì chờ những đơn hàng từ nước ngoài, công ty cũng nhanh chóng chuyển sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế và một số sản phẩm nội địa để có nguồn thu duy trì qua giai đoạn khó khăn. Có những công nhân đã gắn bó với công ty 10 năm trời, còn lại đa phần là 5, 6 năm, vì vậy công ty coi họ như thành viên trong gia đình. Mặt khác, để tìm được nguồn lao động có tay nghề sau khi phục hồi sản xuất sẽ rất khó khăn, vì vậy dù gian nan đến đâu, công ty vẫn quyết giữ chân người lao động.

Ông Nguyễn Hữu Bình, CEO TopDev cho rằng, văn hóa làm việc từ xa đã hình thành trong giai đoạn dịch Covid-19 và doanh nghiệp sẽ giữ gìn nét đẹp đó. Ông cũng cho rằng, nếu duy trì được kỷ luật lao động khi làm việc online tốt, thì hiệu quả công việc sẽ tăng ít nhất 1,5 lần. Đồng thời, chủ doanh nghiệp còn có thể qua đó kiểm soát lỗ hổng về chi phí, năng suất lao động để có những thay đổi phù hợp.

Bà Phạm Lan Khanh nhận định, nếu như trước đây, doanh nghiệp thường dùng nhân sự theo hướng chuyên môn hóa, thì trong thời gian tới, xu hướng là sẽ cần nhân sự có chuyên môn cao hơn. Đơn cử, như doanh nghiệp có thể dùng freelancer (lao động tự do) có trình độ cao, thay vì tuyển dụng một thiết kế viên.

Vì vậy, theo các chuyên gia, dịch Covid-19 còn có thể mang đến cơ hội để người lao động có thể nâng cao trình độ. Trước nguy cơ có thể thất nghiệp, lực lượng lao động sẽ nhận thức được việc cần nâng cao tay nghề, trình độ để có thể hoàn thành tốt nhất công việc của mình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả