menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Duy Hiếu

Doanh nghiệp cần sự phản biện để phát triển

Đội ngũ của em thường xuyên cãi lộn, rồi dẫn đến bất hoà, không nhìn mặt nhau nữa, em phải làm gì?

Trong kinh doanh ý kiến khác nhau là chuyện bình thường. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì cần phải có sự phản biện. Một nhà lãnh đạo lúc ra quyết định cần phải có những góc nhìn khác nhau thì mới nhận thức đầy đủ về quyết định của mình được.

Tình huống bắt đầu trở nên xấu đi khi ta bị chấp đúng sai, coi điều mình nói là tuyệt đối đúng và phủ nhận hoàn toàn các ý kiến khác.

Năm xưa, trong một lần tranh luận, tôi đỏ mặt tía tai kết luận một người đồng đội của mình là sai, giải pháp của tôi đưa ra mới là đúng.

Người sếp của tôi quan sát thấy, mới từ tốn hỏi tôi: "Hiếu, em có chắc chắn là em đúng không?"

Tôi trả lời: "Thưa sếp, em chắc chắn!"

Ông ấy lại hỏi: "Có chắc chắn 100% sẽ thành công không?"

Tôi hơi do dự: "Em nghĩ... là ta sẽ thành công."

Ông ấy lại hỏi tiếp: "Chắc chắn thành công trong mọi tình huống, mọi nguồn lực, trước mọi hành động của đối thủ, trước mọi biến cố?"

Lần này thì tôi buông súng đầu hàng: "Có thể em sẽ sai."

Ngay giây phút đó, tư duy tuyệt đối đúng của tôi sụp đổ. Tôi bình tĩnh trở lại và nhận ra sai lầm của mình. Tôi xin lỗi đồng đội, sự tôn trọng và sự kết nối được hàn gắn. Buổi họp tiếp tục, nhưng từ đây tôi bắt đầu lắng nghe được ý kiến của người khác. Khả năng lắng nghe của tôi được cải thiện.

Bạn thân mến, căn bệnh chấp đúng sai, lúc nào cũng cho rằng mình đúng, khiến cho ta không thể lắng nghe được nữa. Muốn chữa căn bệnh này, chỉ cần hãy nhớ rằng: "Không có gì tuyệt đối đúng!"

Điều thứ hai các thành viên trong đội ngũ cần phải nhận thức: mục đích của tranh luận là giải quyết vấn đề, chứ không phải là giải quyết nhau.

Giải quyết vấn đề:

- Giải pháp của tôi có ưu điểm là...

- Giải pháp của tôi có nhược điểm là...

Giải quyết nhau:

- Mày ăn gì mà ngu thế

- Nói thế mà cũng nói được

Khi ta tấn công con người, ta chính là kẻ thất bại trong tranh luận.

Em và các bạn hãy ngồi lại đi nhé, chữa bệnh trước, rồi mới bàn việc sau. Bệnh này tuy nhiều người mắc nhưng lại dễ chữa. Trong lúc chữa, đừng tấn công bệnh nhân là được. Tấn công bệnh nhân, ta sẽ trở thành bệnh nhân.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phạm Duy Hiếu

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại