Doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt "sức khoẻ" khi đầu tư năng lượng tái tạo
Tham gia cuộc đua cần chuẩn bị tốt về sức khỏe doanh nghiệp, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở hài hòa về lợi ích và đóng góp cho xã hội.
Như DĐDN đã thông tin, sự bùng nổ của điện mặt trời, vượt gấp hàng chục lần so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã dẫn tới một loạt yêu cầu ép giảm tải điện gió.
Trước những bức xúc trên, Hiệp hội Điện gió Bình Thuận (BTWEA) gửi công văn đến Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phản ứng vì bị ép cắt giảm công suất phát điện.
Cụ thể, trong tháng 6, cơ quan điều độ hệ thống điện quốc gia đã ép các dự án điện gió phải cùng cắt giảm công suất với tỷ lệ yêu cầu cắt giảm công suất từ 38% đến 64% và ngày nào cũng bị cắt. Và điều này đã khiến cho các doanh nghiệp điện gió rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn vì ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận…
Trước diễn biến này, Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với ôngVũĐinh Tuấn-Chủ tịch HĐQT Cty CP tư vấn xây dựngđiện gió Việt Nam (VIWICO). Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Tuấn cho rằng, để tham gia và "cuộc đua" khốc liệt này, bản thân doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ "sức khoẻ" tránh bị bỏ lại phia sau.
-Thưa ông, tại sao điện mặt trời lại có sự tăng trưởng đột biến như vậy trong khi điện gió mới là nguồn năng lượng đã được quy hoạch tổng thể?
Là một doanh nghiệp chuyên tư vấn xây dựng các dự án điện gió và điện mặt trời, gọi chung là tư vấn các dự án năng lượng tái tạo, chúng tôi tham gia tư vấn nhiều dự án trên địa bàn khắp cả nước như Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Gia Lai, Dắk Lắk.
Tiềm năng điện gió và điện mặt trời của Việt Nam là rất lớn, khả năng thương mại đã và đang được chứng minh qua việc đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp vào lãnh vực này.
Điện gió được quy hoạch trên cả nước, tại Bình Thuận việc quy hoạch phát triển điện gió được lập sớm nhất, tuy nhiên hiện thực hóa quy hoạch tùy thuộc vào năng lực của các nhà đầu tư và hạ tầng nên diễn ra chậm, không đúng theo kế hoạch.
Điện mặt trời không có quy hoạch tổng thể mà chỉ tiến hành theo phương thức bổ sung quy hoạch, tuy nhiên do quá trình triển khai điện mặt trời có thể thực hiện trong thời gian ngắn, suất đầu tư thấp hơn nên dễ đầu tư hơn nhiều so với các dự án điện gió.
- Đâu là những điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo, thưa ông?
Quan điểm của chúng tôi về phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời dựa trên các yếu tố chính sau đây:
Trước tiên, địa điểm phù hợp có nghĩa là đã được quy hoạch hoặc có thể bổ sung quy hoạch.
Hai là, khảo sát, đo đạc cho thấy tiềm năng thương mại của năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời
Ba là, hạ tầng đấu nối vào hệ thống thuận lợi, chi phí hợp lý
Bốn là, tổng mức đầu tư và khả năng thu hồi vốn tốt
Nếu xét thấy các yếu tố trên hội đủ, là có thể đầu tư. Tình trạng khó khăn là do chính doanh nghiệp tự tạo cho mình, do không nhìn xa trông rộng.
-Doanh nghiệp mong muốn điều gì trong cuộc đua cạnh tranh về phát triển năng lượng tái tạo này, thưa ông?
Cuộc đua cạnh tranh về năng lượng tái tạo là cuộc đua mang lại nguồn năng lượng sạch cho đất nước nên cần phát động và tạo cơ hội, nếu không đua sẽ để phí tài nguyên thiên nhiên ban tặng.
Tham gia cuộc đua cần chuẩn bị tốt về sức khỏe doanh nghiệp, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở hài hòa về lợi ích và đóng góp cho xã hội, như vậy sẽ không bị bỏ lại phía sau.
- Với vai trò là mộtchuyên gia tư vấn, ông có kiến nghị gì để đảm bảo tính minh bạch của thị trường này?
Sự minh bạch trong thị trường năng lượng tái tạo hay bất cứ thị trường nào cũng là sự chung tay góp sức của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư và toàn thể xã hội.
- Xin cám ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận