menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Cường

Doanh nghiệp bất động sản nên tự biết lượng sức mình

Với những khó khăn của thị trường, trước hết, doanh nghiệp cần phải tự cứu mình, cần tiết giảm lại kênh đầu tư, mức đầu tư sao cho phù hợp với sức khỏe của doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia, các nhà phát triển bất động sản (BĐS) đều đã đề cập nhiều lần về khó khăn của thị trường BĐS do tắc nghẽn dòng vốn và pháp lý chồng chéo, nhiều bất cập. Các doanh nghiệp vẫn đang miệt mài "nhóm lửa trong băng", cơ cấu lại bộ máy, hạn chế đầu tư dàn trải.

Để doanh nghiệp BĐS vượt qua giai đoạn khó khăn này, thông tin tại Diễn đàn bất động sản mùa xuân lần III do Tạp chí BĐS Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP. Invest lưu ý, các doanh nghiệp BĐS nên biết tự lượng sức mình, phải biết khả năng của doanh nghiệp đến đâu, sức chịu đựng đến giới hạn nào thì mới có thể đi được đường dài.

"Với những khó khăn của thị trường, trước hết, doanh nghiệp cần phải tự cứu mình, cần tiết giảm lại kênh đầu tư, mức đầu tư sao cho phù hợp với sức khỏe của doanh nghiệp", ông Hiệp nhìn nhận.

Về vấn đề trái phiếu, theo ông Hiệp, Nghị định 08 ra đời khi thị trường đang căng thẳng nhằm giải cứu sự sụp đổ. Song, nghị định này chưa thể cứu được toàn bộ thị trường trái phiếu và niềm tin của nhà đầu tư. Đặc biệt, nghị định chưa có những quy định cụ thể để bảo vệ được trái chủ một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu không xếp hạng tín nhiệm mà cho phát hành sẽ tạo một bước nguy hiểm hơn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Vì vậy, vị Chủ tịch GP. Invest kiến nghị, để thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh và đảm bảo an toàn cho các bên tham gia cần phải tính đến room phát hành, xem xét câu chuyện xếp hạng tín nhiệm cho nhà phát hành.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhìn nhận, Chính phủ đang có nhiều động thái nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Mới nhất là Nghị định 08 nhằm tháo gỡ cho trái phiếu doanh nghiệp. Sự ra đời của nghị định là rất cần thiết nhằm tạo ra cơ sở pháp lý chắc chắn để giải quyết phần nào những bài toán trước mắt, nổi bật là đáo hạn trái phiếu.

Cấu trúc vốn tín dụng cho BĐS không hợp lý

Quay trở lại câu chuyện về nền kinh tế năm vừa qua, TS Lực cho biết, cả thế giới và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng bởi 3 "cơn gió ngược" là suy thoái kinh tế toàn cầu; thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại nhưng vẫn tăng trưởng chậm; thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu tương đối bất ổn. Do đó, cần có giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay.

Bên cạnh đó, dòng vốn và pháp lý chính là khó khăn lớn nhất cho thị trường BĐS. Về dòng vốn, TS Lực cho rằng, dư địa cho vay BĐS tại Việt Nam vẫn còn, vấn đề là cấu trúc vốn của thị trường BĐS đang không hợp lý.

"Năm 2021 cấu trúc vốn là bình thường nhưng sang đến năm 2022 là bất bình thường khi vốn tín dụng cho BĐS chiếm đến 74%, tăng khoảng 24% so với cuối năm 2021. Vì vậy, doanh nghiệp BĐS cần cân đối lại cấu trúc nguồn vốn của để tránh lệ thuộc" TS Lực nói và cho rằng, vốn tín dụng cho BĐS chỉ nên chiếm 40%.

Liên quan đến thị trường BĐS, TS. Vũ Tiến Lộc, ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nêu rõ, những khó khăn lớn nhất của thị trường hiện nay được gói gọi trong 4 chữ "tài chính, pháp lý".

Cụ thể, có đến 65% khó khăn về mặt pháp lý và 20% liên quan đến nguồn vốn, kể cả 20% khó khăn liên quan đến dòng vốn cũng bắt nguồn từ pháp lý. Có thể nói, những vướng mắc về pháp lý là nguồn cơn dẫn đến nhiều khó khăn cho thị trường BĐS nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng.

"Thị trường BĐS có khả năng lan toả, dẫn dắt và tác động đến hơn 40 ngành nghề khác. Tuy nhiên, năm vừa qua thị trường chứng kiến sự suy giảm mạnh, cộng đồng doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng đến 40%", TS Lộc cho hay.

Chính phủ, Quốc Hội đã và đang cố gắng tháo gỡ những bất cập về pháp lý. Tuy nhiên, để thị trường nhanh chóng hồi phục, TS Lộc nhấn mạnh, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện thể chế và vai trò của Nhà nước cũng cần phải thể hiện rõ ràng. Bởi đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường BĐS.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả