menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Băng Tâm

Đồ gỗ xuất khẩu nhiều nhưng ít thương hiệu

Doanh nghiệp gỗ trong nước chưa tự thiết kế được sản phẩm, chưa thể có thương hiệu

Ông Trần Anh Vũ Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương cho biết, đến hết quý II/2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã đạt 5,3 tỷ USD (trung bình mỗi tháng ước đạt khoảng 900 triệu USD). Đây là giá trị cao chưa từng có trong ngành gỗ trong nhiều năm qua, cho thấy các doanh nghiệp đang có nhiều thuận lợi trong sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề lớn mà doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt là xây dựng thương hiệu cho mình, để thoát cảnh làm thuê.


Nhìn vào thị trường thì thấy thuận lợi là rất lớn, nhưng theo ông Trần Anh Vũ, doanh nghiệp ngành gỗ của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung cũng có những điểm yếu không nhỏ. Nếu xét lợi thế, thì ngành gỗ Việt Nam hiện có uy tín tại nhiều thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp hay hộ sản xuất tiếp cận thông tin thị trường tốt, có công nghệ sản xuất hiện đại, với trình độ phát triển nhanh. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, đáp ứng tốt các đơn hàng của đối tác xuất khẩu cả về số lượng, chất lượng và thời gian. Tuy nhiên, thách thức rất lớn mà doanh nghiệp Việt gặp phải trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu chính là vấn đề nguyên liệu.Hiện tại, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ chính của Việt Nam hiện nay như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… đang tăng nhập khẩu nhóm sản phẩm đồ nội thất, trong đó, đồ nội thất nhà bếp tăng trưởng mạnh (6 tháng/2019 tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2018). Dự báo nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất tại các thị trường này sẽ còn tăng cao, đạt đến quy mô 7,5 tỷ USD/năm 2022. Đây chính là dư địa để doanh nghiệp ngành gỗ có thể tận dụng để tăng xuất khẩu. Riêng trong nửa cuối năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng mạnh. Bởi theo thông lệ, nhu cầu này thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, do các công trình xây dựng đi vào giai đoạn hoàn thiện, cùng với nhu cầu tu sửa, thay thế trang thiết bị nội thất gia tăng để đón chào năm mới.

Cụ thể như, năm 2018 ngành gỗ trong nước cần đến 42 triệu m3 gỗ để chế biến, trong đó gỗ nhập khẩu là 12 triệu m3 và trong nước là 30 triệu m3. Và thách thức chính là đảm bảo tính hợp pháp của toàn bộ lượng gỗ nguyên liệu.

Ngoài ra, nhược điểm lớn nhất của ngành gỗ Việt là chưa tạo dựng được thương hiệu và còn yếu về thiết kế mẫu mã. Chính vì thế mà doanh nghiệp ngành gỗ xuất khẩu chủ yếu làm hàng gia công theo mẫu mã của nhà nhập khẩu là chính. Trước đây, Công ty cổ phần gỗ Đức Thành (TP. Hồ Chí Minh) cũng đã mở đại lý ở nước ngoài được 10 năm, nhưng hiện đã đóng cửa vì không cạnh tranh được thị trường này.

Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho hay, hàng năm HAWA đã tổ chức nhiều cuộc thi thiết kế mẫu đồ gỗ nội thất. Song muốn giải quyết được tận gốc, thì tại các trường đại học phải mở chuyên ngành đào tạo chuyên sâu đội ngũ sinh viên thiết kế đồ gỗ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả