Do COVID-19, trái phiếu Đại dịch của World Bank không những gây thua lỗ lớn mà còn bị chỉ trích nặng nề
Năm 2017, 320 triệu USD trái phiếu được WB phát hành với mục đích trợ giúp các nước nghèo chống lại các đại dịch.
Các nhà đầu tư thế giới sắp phải ghi nhận khoản lỗ lớn với 2 trái phiếu Đại dịch, một chủ đề nóng nổ ra khi dịch bệnh do virus corona lan rộng trên toàn cầu.
Đây là các trái phiếu được Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD) của WB phát hành vào năm 2017, được thiết kế để chi trả cho các quốc gia cần trợ giúp hòng ngăn chặn đại dịch. Hiện WHO đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch vào đầu tháng này.
Các trái phiếu này chi trả lãi suất cao cho nhà đầu tư để đánh đổi lấy rủi ro phải mất một phần hoặc toàn bộ khoản tiền đầu tư nếu đại dịch xảy ra. Trong đó, cũng bao gồm cả COVID-19.
Tuy nhiên, giá của các trái phiếu này đã sụt giảm khi nhà đầu tư tháo chạy sau khi số lượng các ca lây nhiễm tăng mạnh. Nỗi sợ về sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu do dịch bệnh đã dẫn đến sự bán tháo tài sản của nhà đầu tư để tìm đến các kênh đầu tư an toàn trái phiếu chính phủ như trái phiếu Bộ Tài Chính Mỹ.
Theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm DBRS Morningstar, nhà đầu tư nắm giữ loại trái phiếu rủi hơn trong 2 trái phiếu này có thể mất toàn bộ dư nợ gốc, và hiện giá đã giảm hơn 80%
Định giá của loại trái phiếu ít rủi ro hơn cũng đã giảm gần 50%, theo Marcos Alvarez, Phó chủ tịch và Trưởng bộ phận bảo hiểm - định chế tài chính toàn cầu của DBRS Morningstar. Thông tin về định của các trái phiếu này hiện không được công khai do được phát hành riêng lẻ cách đây 3 năm.
"Giống như các trái phiếu dựa trên thảm họa trên thị trường, nhà đầu tư có thể mất tiền gốc nếu các tiêu chí định lượng được kích hoạt như quy mô dịch bệnh, tỷ lệ gia tăng và lây lan giữa các quốc gia được đáp ứng" tổ chức này viết trong báo cáo đầu tháng này.
Theo WB, dịch bệnh cần kéo dài ít nhất 12 tuần, gây ra hơn 2.500 ca tử vong đối với trái phiếu rủi ro hơn và 250 ca với loại còn lại. Ngoài ra phải có hơn 20 ca tử vong ở quốc gia thứ 2.
Khi các điều kiện trên được đáp ứng, sẽ kích hoạt chi trả cho các quốc gia trong danh sách cần trợ giúp để ngăn chặn dịch bệnh và nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ khoản tiền. Thời điểm có hiệu lực sẽ vào 24/3, sau giai đoạn 12 tuần tính từ thời điểm bắt đầu 31/12/2019- theo tuyên bố của WHO, DBRS cho biết.
Hiện WB vẫn chưa có thông tin bình luận về trái phiếu này.
Trên toàn cầu, đã có ít nhất 191.127 ca và 7.807 ca tử vong, theo số liệu cập nhập của WHO vào ngày 18/3.
Amiyatosh Purnanandam, giáo sư tài chính tại Đại học Michigan cho biết "Nhà đầu tư đối mặt với rủi ro còn chúng ta đối mặt virus corona. Tuy nhiên, 50 năm gần đây, chúng ta có SARS, MERS, Ebola, nó không phải điều hiếm khi xảy ra. Nó đang diễn ra."
Các trái phiếu Đại dịch của WB là gì?
Các trái phiếu đại dịch là các khoản nợ gắn với các sự kiện thảm họa, được thiết kế để huy động tiền cho nhà phát hành khi thảm họa tự nhiên xuất hiện.
Tuy nhiên, DBRS Morningstar lưu ý, các nhà đầu tư hấp dẫn vào tài sản này bởi chúng không có tương quan với thị trường chung tuy nhiên dịch bệnh do virus corona hiện tại lại cho thấy định giá của trái phiếu đại dịch lại có sự tương quan lớn với diễn biến của thị trường tài chính toàn cầu.
Thị trường cổ phiếu đã trở nên quá biến động khi dịch bệnh nhanh chóng lây lan trong tháng này, khi Dow Jones có phiên giảm tiêu cực nhất vào thứ Hai kể từ phiên sụp đổ ngày "Thứ Hai đen tối" cách đây 30 năm.
Vào thứ Hai, chỉ số Cboe Volatility Index ghi nhận mức cao kỷ lục, vượt đỉnh của giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008. Chỉ số này theo dõi giá các quyền chọn của S&P 500 và đôi lúc được coi là thước đo sợ hãi của phố Wall.
Chi tiết hơn về trái phiếu đại dịch của WB: 2 loại trái phiếu có giá trị tổng cộng 320 triệu USD: Class A và Class B.
Trả lãi: Class A trả lãi với tỷ lệ 6,5%+ Libor 6 tháng của USD, Class B trả lãi tỷ lệ 11,1%+ Libor 6 tháng của USD. Tiền lãi chi trả được tài trợ bởi các quốc gia bao gồm Nhật Bản và Đức.
Các loại virus được chi trả gồm 6 loại có thể gây ra đại dịch là cúm Influenza, virus corona, virus Filo, sốt Lassa, sốt Rift Valley and sốt xuất huyết Crimean–Congo.
Các quốc gia có thể nhận được tiền chi trả: có 76 quốc gia đủ kiện trong danh sách của Hiệp hội Phát triển Quốc tế thuộc WB.
Nếu khoản chi trả được kích hoạt, đó cũng là khi nhà đầu tư phải chịu mất tiền. Nhà đầu tư vào Classs A mất 16,67% tiền gốc, trong khi nhà đầu tư Class B mất toàn bộ.
Các nhà đầu tư vào trái phiếu này bao gồm công ty quản lý tài sản của Pháp Amundi, nhà quản lý tài sản của Anh Baillie Gifford. Theo DBRS Morningstar, các trái phiếu được sở hữu bởi các nhà quản lý tài sản, quỹ hưu trí. Hầu hết nhà đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu.
Lượng đăng ký mua vượt 200% lượng phát hành vào 2017.
Các trái phiếu vẫn chịu chỉ trích nặng nề
Mặc dù các tiêu chí đã được công bố, các chỉ trích được đưa ra cho rằng để xác định khi nào sẽ kích hoạt tiền chi trả là không hề đơn giản. Kể cả khi nó xảy ra, cũng là quá muộn cho các quốc gia cần trợ giúp.
DBRS Morningstar đề cập tới 400 trang trong bản cáo bạch của trái phiếu: "Giống như các trái phiếu thảm họa khác, định nghĩa tiêu chí để kích hoạt không phải một nhiệm vụ dễ dàng và trái phiếu Đại dịch của IBRD cũng không là ngoại lệ". Sự phản đối khác của các chuyên gia sức khỏe cộng đồng là trái phiếu đại dịch không được thiết kế để cứu các quốc gia nghèo ngăn ngừa dịch bệnh do các khoản tiền sẽ đổ về quá muộn".
Giáo sư Purnanandam bổ sung thêm "Trái phiếu đại dịch lẽ ra phải giúp các quốc gia chống lại các bệnh truyền nhiễm. Nhưng lại tồn tại những vấn đề nghiêm trọng với các điều khoản khi thiết kế.
Cho tới khi các nhà đầu tư chi tiền cho các quốc gia phát triển, sẽ là quá ít và quá muộn bởi các điều khoản thiết kế quá phức tạp".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận