Đỉnh của nợ xấu trong năm 2024 sẽ rơi vào quý 3
Theo Báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng mới đây, VPBankS kỳ vọng đỉnh của nợ xấu trong năm 2024 sẽ rơi vào quý III.
Cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm nợ (Nguồn: VPBankS)
VPBankS cho rằng, nợ xấu vẫn là rủi ro lớn nhất. Chi phí dự phòng dự kiến vẫn tăng so với 2023 do nợ xấu toàn ngành vẫn trong đà tăng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung do tình hình thu hồi nợ xấu chưa có nhiều phục hồi tích cực, đặc biệt là khoản nợ xấu xuất phát từ ngân hàng SCB.
Do hết quý II/2024, nợ xấu nội bảng NPL toàn ngành đang ở ngưỡng 4,56%, tăng 8,6% từ đầu năm nhưng nếu bóc tách nợ xấu của 5 tổ chức tín dụng (TCTD) thuộc diện kiểm soát đặc biệt thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn dưới 3%. NPL toàn ngành niêm yết đang ở mức 2,2%, tăng 29 điểm % từ đầu năm.
Điểm sáng là trong quý II, có 20/27 ngân hàng đều ghi nhận giảm nợ nhóm 2 so với quý trước. Các ngân hàng cũng hầu hết lựa chọn phương án chủ động trích lập sớm nên VPBankS kỳ vọng đỉnh của nợ xấu trong năm 2024 sẽ rơi vào quý III. Dù vẫn trong tầm kiểm soát song là thách thức lớn khi Luật các TCTD 2024 đã hạn chế quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu của các TCTD.
Lãi phải thu tiềm ẩn rủi ro nợ xấu không được phản ánh đầy đủ khi lợi nhuận được ghi nhận khi trên thực tế chưa thu được tiền về. Quý II/2024, VPBankS ghi nhận một số ngân hàng bán buôn tăng lãi, phí phải thu mạnh so với cuối 2023. TCB tăng 38% từ đầu năm, 15% so với kỳ trước. SHB tăng 37% từ đầu năm và đang có lượng lãi, phí phải thu cao nhất ngành ở 19,892 tỷ. NAB tăng tới 50% từ đầu năm, dù đã giảm 8% so với kỳ trước. LPB tăng 21% từ đầu năm nhưng tăng tới 51% so với kỳ trước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận