menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Gia Khánh

Điều gì xảy ra đối với năng lượng châu Âu nếu Nga xâm lược Ukraine?

Lo ngại đang gia tăng về điều gì sẽ xảy ra với nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu nếu Nga xâm lược Ukraine và sau đó ngừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu để trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Căng thẳng cho thấy nguy cơ châu Âu phụ thuộc năng lượng vào Nga, quốc gia cung cấp khoảng 1/3 lượng khí đốt tự nhiên cho lục địa này. Và kho dự trữ của châu Âu hiện đã ở mức thấp. Mặc dù Mỹ đã cam kết giúp đỡ bằng cách tăng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhưng nước này chỉ có thể sản xuất một lượng hạn chế trong cùng một thời điểm. Điều này khiến châu Âu rơi vào một cuộc khủng hoảng tiềm tàng, do lượng khí đốt đã bị cạn kiệt sau một mùa Đông lạnh giá hồi năm ngoái, một mùa Hè với sản lượng năng lượng tái tạo ít và Nga cung cấp ít hơn bình thường. Giá cả tăng chóng mặt, gây khó khăn lớn cho các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh.

Dưới đây là những điều cần biết về nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu nếu căng thẳng leo thang thành chiến tranh và Nga bị trừng phạt:

Nga có ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu?

Không ai biết chắc chắn, nhưng việc ngừng hoạt động hoàn toàn được coi là khó xảy ra vì việc đó sẽ gây thiệt hại lớn cho cả hai bên. Các quan chức Nga không cho thấy họ sẽ xem xét cắt giảm nguồn cung trong trường hợp EU áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới. Moskva phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và mặc dù mới ký hợp đồng khí đốt với Trung Quốc, nhưng châu Âu vẫn là nguồn thu chính.

Châu Âu cũng phụ thuộc vào Nga, vì vậy bất kỳ lệnh trừng phạt nào của phương Tây đều có thể tránh nhắm trực tiếp vào các nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng Nga sẽ giữ lại khí đốt được chuyển qua các đường ống dẫn qua Ukraine. Theo S&P Global Platts, trong năm ngoái Nga đã bơm 175 tỷ mét khối khí đốt vào châu Âu, gần 1/4 trong số đó thông qua các đường ống trên. Điều này sẽ giúp cho các đường ống dẫn dưới biển Baltic và qua Ba Lan vẫn hoạt động.

Việc làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt bên ngoài các đường ống của Ukraine ít có khả năng xảy ra hơn: “Nếu họ đẩy việc này đi quá xa, họ sẽ phá vỡ mối quan hệ với châu Âu, điều không thể sửa chữa được, và họ phải tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt ở nơi khác”, Fried nói.

Mỹ có thể làm gì?

Mỹ là một nhà sản xuất khí đốt lớn, đã và đang xuất khẩu lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục bằng đường tàu biển trên toàn thế giới. Nước này chỉ có thể giúp châu Âu một chút. Ross Wyeno, nhà phân tích hàng đầu về LNG châu Mỹ tại S&P nói: “Chúng ta đang nói về sự gia tăng nhỏ đối với quy mô xuất khẩu của Mỹ, trong khi lỗ hổng mà châu Âu sẽ cần lấp đầy nếu Nga đóng cửa đường ống dẫn khí đốt hoặc nếu châu Âu cắt đứt quan hệ với Nga sẽ lớn hơn thế nhiều”.

Chính quyền Biden đã thương lượng với các nhà sản xuất khí đốt trên toàn thế giới về việc liệu họ có thể tăng sản lượng và vận chuyển khí đốt đến châu Âu hay không, và họ đang làm việc để xác định nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Bắc Phi, Trung Đông, châu Á và Mỹ. Chính quyền cũng đang thương thảo với người mua về các vấn đề liên quan.

Thế giới có đủ khí hóa lỏng để giải quyết tình trạng thiếu hụt ở châu Âu?

Vấn đề sẽ không thể được giải quyết trong trường hợp nguồn cung từ Nga bị cắt hoàn toàn và các nguồn bù đắp từ những nơi khác không thể tăng trong một sớm một chiều. Các cơ sở sản xuất và xuất khẩu dầu khí ở Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ USD cho cơ sở vật chất và đang hoạt động hết công suất. Jaffe cho biết ngay cả khi tất cả các cơ sở nhập khẩu LNG của châu Âu đều hoạt động hết công suất, lượng khí đốt sẽ chỉ bằng khoảng 2/3 lượng khí đốt mà Nga chuyển qua đường ống kết nối ở châu Âu.

Bên cạnh đó, có thể có những thách thức trong việc phân phối LNG đến các khu vực của châu Âu có ít kết nối đường ống hơn.

Luke Cottell, nhà phân tích cấp cao về LNG của S&P cho biết nếu Nga ngừng vận chuyển khí đốt đi qua Ukraine, sẽ cần khoảng 1,27 chuyến tàu chở LNG bổ sung mỗi ngày để thay thế nguồn cung đó. Nga cũng có thể điều chỉnh việc cung cấp một số lượng khí đốt đó thông qua các đường ống khác, giảm nhu cầu bổ sung LNG xuống còn khoảng nửa tải trọng mỗi ngày.

Nga đã cung cấp ít khí đốt hơn?

Các chuyên gia cho biết Nga đã hoàn thành các hợp đồng dài hạn cung cấp khí đốt cho châu Âu, nhưng nước này đang bán ít hơn trên thị trường giao ngay và không bơm đầy các thùng chứa mà nước này sở hữu ở châu Âu. Jaffe đặt câu hỏi “Có phải điều đó đang xảy ra. Và đó không phải là lý thuyết?”.

Việc Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt giao ngay đã góp phần làm cho giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng mạnh. Nhưng người tiêu dùng đang đau đầu vì hóa đơn tiền điện và khí đốt cao hơn. Các chính phủ châu Âu đang triển khai các gói trợ cấp và giảm thuế để giảm bớt căng thẳng tài chính cho các hộ gia đình.

Theo AP

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả