24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phan Hà Liên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Điều gì tác động đến chính sách lãi suất của Fed?

​​​​​​​Fed sẽ chuyển sang nới lỏng tiền tệ khi lạm phát giảm trở lại mục tiêu 2% và nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở thành mối quan tâm hàng đầu

Giá năng lượng tăng cao đã tác động đáng kể đến chỉ số lạm phát Mỹ, do đó, thước đo của Fed cho việc hạ lãi suất sẽ phụ thuộc nhiều vào giá năng lượng và không thể dựa vào biểu đồ tâm lý thị trường.

Tại cuộc họp vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất quanh mức 5,25 - 5,5%. Đồng thời dự kiến tiến hành 3 đợt cắt giảm 0,25 điểm % trong năm 2024.

Với việc nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, trong khi lạm phát bất ngờ tăng trở lại trong những tháng đầu năm, đã khiến các nhà đầu tư đẩy lùi kỳ vọng về thời điểm diễn ra đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sang tháng 6 thay vì tháng 5 tới.

Theo nghiên cứu của công ty dịch vụ tài chính Mỹ - Morningstar, Fed sẽ chuyển sang nới lỏng tiền tệ khi lạm phát giảm trở lại mục tiêu 2% và nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở thành mối quan tâm hàng đầu. Về lãi suất, các chuyên gia gia tại Morningstar dự báo, phạm vi mục tiêu lãi suất quỹ liên bang sẽ giảm từ 5,25 - 5,5% hiện tại xuống 4 - 4,25% vào cuối năm 2024; xuống 2,25 - 2,50% vào cuối năm 2025 và xuống 1,75 - 2% vào cuối năm 2025 nửa đầu năm 2026.

Về dự báo lạm phát, có vẻ như lạm phát sẽ trở lại bình thường mà không có suy thoái, thậm chí giảm xuống mức trung bình 1,9% trong giai đoạn 2024-2028 (giảm nhẹ so với mục tiêu 2% của Fed). Xu hướng lạm phát giảm liên tục chủ yếu là do giá cả tăng vọt đã giảm bớt khi những hạn chế về nguồn cung giảm bớt và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.

“Thực tế, vẫn còn một số điều không chắc chắn về việc liệu Fed có thực hiện cắt giảm lãi suất vào giữa năm nay hay không. Điều này phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của chính các thành viên Fed về tiến bộ của lạm phát. Nếu Fed thực sự chuyển sang nới lỏng chính sách trong năm 2024, GDP sẽ tránh được một đợt suy thoái lớn và bắt đầu tăng tốc vào năm 2025 - 2026”, chuyên gia tại Morningstar phân tích.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO AFA Capital cho biết, nhìn vào công cụ CME Fedwatch Tool, tại kỳ họp tháng 5 tới, trên 90% thị trường tin rằng Fed sẽ không thay đổi chính sách lãi suất, nên kỳ vọng của thị trường đã bắt đầu lùi sang tháng 6. Tuy nhiên, đó là câu chuyện tâm lý thị trường, còn chính sách tiền tệ của Fed chủ yếu dựa trên các mục tiêu gồm ổn định giá cả, số lượng việc làm và các biến số vĩ mô cũng như ngành ngân hàng được kiểm soát. Chúng ta muốn hiểu đường đi của Fed thì cần nhìn vào các mục tiêu trọng yếu mà ở thời điểm hiện tại đó chính là lạm phát.

“Lạm phát có rất nhiều thước đo, trong đó tại Mỹ có hai thước đo đó là: CPI - chỉ số giá các loại hàng hóa và PCE - chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân. Thứ nhất, về CPI, giá năng lượng đang tăng cao khiến lạm phát tăng cao hơn so với kỳ vọng của thị trường. Việc Fed hạ lãi suất sẽ phụ thuộc vào giá năng lượng sẽ đi xuống khi nào.

Thứ hai, về PCE, các cấu phần chính của chỉ số lạm phát được Fed tin dùng gồm ăn uống, giá năng lượng, giá nhà ở và tiêu dùng, giá y tế và giá vận tải. Trong khi giá năng lượng và kể cả giá vận tải cũng đang tăng trưởng rất cao.

Vì vậy, thước đo của Fed sẽ phụ thuộc nhiều vào giá năng lượng và không thể dựa vào các biểu đồ tâm lý thị trường như chúng ta đã thấy. Ngay từ đầu năm chúng tôi đã khẳng định rằng Fed không thể hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 3”, ông Tuấn lý giải.

Theo vị CEO, khi nào lạm phát chưa hạ xuống mức mục tiêu 2% và các yếu tố đầu vào chưa thay đổi, thì CPI của Mỹ sẽ còn khá cao, và kỳ vọng hạ lãi suất của Fed còn tiếp tục đẩy lùi về tương lai. Như tại Việt Nam, mục tiêu năm nay của chúng ta là tăng trưởng và kiểm soát lạm phát trong mục tiêu nên thị trường hoàn toàn có thể dự đoán được đường đi của chính sách tiền tệ và tài khóa.

Còn xét về ảnh hưởng đối với thị trường Việt Nam, có hai thông tin chúng ta cần phải quan sát: Một là, về diễn biến lãi suất. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã hút tín phiếu, nhưng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vẫn đi xuống, chứng tỏ có một lượng tiền dư khá nhiều trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc có khả năng nào đó thị trường vẫn đang rất dư tiền.

Hai là, diễn biến tỷ giá. Trong lịch sử, khi các tín phiếu phát hành ra thì lãi suất sẽ phải tăng lên nhưng với diễn biến hiện tại thì tỷ giá vẫn có xu hướng tăng. Hiện chỉ số đồng đô la Mỹ (DXY) và lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ cũng tăng, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Việt Nam đang ở mức khá cao, do đó các nhà đầu tư cần tiếp tục quan sát các biến động của giao dịch trên thị trường tài chính.

Có thể thấy, các dự báo lãi suất hiện này đều tập trung vào Fed và nỗ lực của họ nhằm điều hòa các chu kỳ kinh tế. Lãi suất được xác định bởi các dòng chảy cơ bản trong nền kinh tế, như dân số già đi, tăng trưởng năng suất chậm hơn và bất bình đẳng kinh tế cao hơn... Bất kể điều gì xảy ra trong vài năm tới, thị trường đều kỳ vọng lãi suất cuối cùng sẽ ổn định trở lại ở mức thấp phổ biến trước đại dịch sau khi các biến động kinh tế lắng xuống.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả