menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thúy Hạnh

Điều gì sẽ làm sụp đổ thị trường NFT?

Giống như các thị trường khác được thúc đẩy bởi sự hào nhoáng, mua bán bốc đồng và cường điệu hoá, thị trường NFT đầu cơ và biến động nhanh có thể đốt cháy nhiều nhà đầu tư.

Tháng 3 năm ngoái, nhà đấu giá Christie's đã bán một tệp JPG do nghệ sĩ Beeple tạo ra với giá 69,3 triệu USD, một kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Quyền sở hữu JPEG gốc có tiêu đề “Everydays - The First 5000 Days” được bảo đảm dưới dạng mã thông báo không thể thay thế (NFT).

Điều gì sẽ làm sụp đổ thị trường NFT?

Khỉ và vượn là chủ đề phổ biến nhất cho các dự án NFT vào năm ngoái, bao gồm cả dự án Going Ape của NFT Hồng Kông (ảnh: Handout)

Việc bán hàng đã trở thành tiêu điểm và NFT từ đó trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các nhà đầu tư ước tính, có khoảng 27 tỷ đô la Mỹ đã đổ vào thị trường vào năm ngoái và Meta, công ty mẹ được đổi tên thành Facebook được cho là có kế hoạch cho phép người dùng tạo và bán NFT. Nhưng có một vấn đề mà nhiều chuyên gia đã phân tích và đưa ra quan điểm: “Thị trường NFT cuối cùng sẽ sụp đổ, vì bất kỳ lý do nào”.

Về bản chất, NFT là một mã có thể giao dịch được gắn với siêu dữ liệu, chẳng hạn như hình ảnh. Một mạng lưới máy tính an toàn ghi lại giao dịch mua bán trên một sổ cái kỹ thuật số (chuỗi khối), cung cấp cho người mua bằng chứng xác thực và quyền sở hữu. NFT thường được thanh toán bằng tiền điện tử, bằng cách kết hợp mong muốn sở hữu nghệ thuật với công nghệ hiện đại, NFT là tài sản hoàn hảo cho các thành viên mới giàu có của Thung lũng Silicon và các chuyên gia của họ trong lĩnh vực tài chính, giải trí và cộng đồng nhà đầu tư bán lẻ rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, giống như các thị trường khác được thúc đẩy bởi sự hào nhoáng, mua bán bốc đồng và cường điệu hoá, thị trường NFT đầu cơ và biến động nhanh có thể đốt cháy nhiều nhà đầu tư. Tương tự như sự cuồng nhiệt của thị trường hoa tulip Hà Lan giai đoạn 1634-1637, cho đến khi bong bóng sụp đổ. Thị trường NFT có khả năng chịu số phận tương tự nhưng không phải như một số người nghĩ vì những lo ngại về môi trường. Rằng các NFT tiêu thụ một lượng năng lượng đáng kể, bởi vì các loại tiền điện tử như Ether và Bitcoin dùng để giao dịch được khai thác bằng cách sử dụng mạng lưới máy tính có lượng khí thải carbon lớn.

Đáng chú ý, với vấn đề cung cấp vô hạn, NFT cung cấp quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, nhưng không có quyền ngăn cản người khác sử dụng các bản sao kỹ thuật số của nó. Một phần lý do tại sao các nhà đầu tư giàu có sẵn sàng trả hàng chục triệu USD hoặc hơn cho các tác phẩm nghệ thuật hiện vật của Rembrandt, Van Gogh hay Monet, là vì số lượng kiệt tác đó hữu hạn. Nhưng riêng các bản sao NFT có thể trở thành một loại hàng hóa.

Hơn nữa, như với tất cả mọi thứ kỹ thuật số, không có sự khác biệt về hình thức giữa một tệp JPG gốc được bán với giá 69 triệu đô la Mỹ và một bản sao miễn phí được tải xuống trực tuyến. Về lý thuyết, nguồn cung cấp các bản sao có thể sử dụng hợp pháp của NFT là vô hạn, có khả năng áp đảo nhu cầu và khiến giá sụp đổ. Bởi vì Blockchain không thể lưu trữ tài sản kỹ thuật số thực tế, ai đó mua NFT sẽ mua một liên kết đến tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, không phải chính tác phẩm nghệ thuật đó.

Mặc dù người mua có được bản quyền đối với liên kết, nhưng chi phí giao dịch liên quan đến việc giám sát các địa điểm trực tuyến vô hạn để hiển thị NFT, xác định việc sử dụng bất hợp pháp và theo đuổi và truy tố vi phạm khiến việc thực thi bản quyền hoặc ngăn chặn hành vi lạm dụng gần như không thể. Điều này cũng gây hạn chế mạnh mẽ đến việc kiếm tiền từ các nội dung kỹ thuật số.

Điều gì sẽ làm sụp đổ thị trường NFT?

Các nhà đầu tư nghĩ rằng họ đang trong thời điểm thị trường được hoan nghênh để thử nghiệm, nhưng sự lạc quan của họ có thể đã đặt sai chỗ (ảnh minh hoạ)

Một rủi ro khác nữa là, các NFT đang được tạo ra và bán bằng các công nghệ sơ khai. Có nhiều tiêu chuẩn cạnh tranh về cách tạo, bảo vệ, phân phối và chứng nhận NFT. Kết quả là, sự không chắc chắn về cách thức chứng nhận quyền sở hữu sẽ gây nguy hiểm cho giá trị của tài sản và thậm chí cả quyền sở hữu của chúng. Từ đó, giá trị của NFT có thể bay hơi nếu làn sóng công nghệ tiếp theo thay thế tiền điện tử hoặc Blockchain không tương thích với quyền sở hữu NFT an toàn. Các công ty giao dịch NFT hôm nay có thể không xuất hiện vào ngày mai, làm xáo trộn các tuyên bố về quyền sở hữu.

Mặt khác, sự biến động giá của tiền điện tử củng cố thị trường NFT cũng là một vấn đề trọng tâm. Giá NFT có xu hướng di chuyển song song với giá tiền điện tử. Khi tiền điện tử lao dốc vào năm 2018, thì thị trường sơ khai của NFT cũng vậy. Trong khi, tâm lý thích mua hàng xa xỉ cũng có khả năng đẩy giá NFT xuống, khi các tiện ích hạn chế việc cho phép chủ sở hữu quảng cáo sự giàu có của họ. NFT cho phép người mua quảng bá sự giàu có của họ chủ yếu thông qua mức giá cao mà họ đã trả, nhưng chỉ khi họ nhận được phản ứng tích cực từ những người xung quanh. Nếu chi tiêu như vậy không gây được tiếng vang, thì nhà đầu tư cũng cũng không muốn đốt tiền chỉ để châm một điếu thuốc.

Cuối cùng, các điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi có thể ảnh hưởng đến giá của các tài sản thay thế như NFT và các tác phẩm nghệ thuật truyền thống. Trong hai thập kỷ qua, khi số lượng tỷ phú trên toàn thế giới tăng hơn gấp 5 lần, thu nhập chảy vào các loại tài sản thay thế đã tăng lên.

Đại dịch COVID-19 cho đến nay cũng đã củng cố xu hướng này. Phần lớn các biện pháp kích thích kinh tế do các ngân hàng trung ương bơm vào thị trường tài chính, làm tăng giá trị ròng của giới siêu giàu. Nhưng sự chú ý của nhà đầu tư có thể là thoáng qua. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, doanh số bán tác phẩm nghệ thuật đã giảm gần 40%. Với việc các ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, các loại tài sản mới và chưa được kiểm định có khả năng bị trừng phạt nặng hơn những loại tài sản đáng tin cậy hơn. Và thị trường NFT cực kỳ biến động, dựa trên các loại tiền kỹ thuật số mà không có gì để hỗ trợ chúng, hầu như không phải là nơi trú ẩn an toàn.

Cuối cùng, giá NFT sẽ bị sụt giảm lớn và vĩnh viễn. Những mức giá cao này có thể tiếp tục tăng trong một thời gian, nhưng sự sụp đổ sẽ đến. Các nhà đầu tư nghĩ rằng họ đang trong thời điểm thị trường được hoan nghênh để thử nghiệm, nhưng sự lạc quan của họ có thể đã đặt sai chỗ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại