Điều gì làm đồng tiền USD có giá trị?
Nếu muốn dùng giấy để chi trả cho một thứ gì đó, bạn có thể khiến mình gặp rắc rối. Dĩ nhiên, trừ phi tờ giấy đó là tờ một trăm đô-la. Điều gì khiến tờ một trăm đô đó thú vị và có giá trị hơn so với những tờ giấy khác?
Sau cùng, tờ 100 đô cũng không làm được gì nhiều. Bạn không thể ăn nó, không thể xây thứ gì với nó. Còn đốt nó là vi phạm pháp luật. Vậy vấn đề là gì? Bạn có thể biết câu trả lời rồi đấy.
Tờ 100 đô được Chính phủ (Mỹ) ấn hành và được quy định là đồng tiền chính thức. Trong khi những tờ giấy khác thì không. Đó là điều khiến tờ 100 đô hợp pháp. Thứ khiến nó có giá trị, mặt khác, lại là số lượng tiền được lưu hành.
Trong lịch sử, phần lớn tiền tệ, bao gồm đồng đô-la mỹ, gắn với hàng hóa có giá trị và số lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc vào dự trữ vàng hoặc bạc của Chính phủ. Nhưng sau khi Chính phủ Mỹ bãi bỏ hệ thống này vào năm 1971, đồng đô-la trở thành đồng tiền danh nghĩa hợp pháp, nghĩa là không phụ thuộc bất kì nguồn lực bên ngoài nào. Mà thay vào đó là chính sách của chính phủ quyết định in bao nhiêu tiền.
Vậy cơ quan chính phủ nào đặt ra chính sách này? Cơ quan Hành pháp, Lập pháp hay Tư pháp? Câu trả lời đáng ngạc nhiên là không cơ quan nào ở trên cả. Trên thực tế, chính sách tiền tệ được quy định bởi Hệ thống dự trữ liên bang độc lập còn gọi là Cục dự trữ liên bang Mỹ bao gồm 12 ngân hàng khu vực tại các thành phố lớn khắp cả nước Mỹ.
Hội đồng thống đốc được Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn sẽ báo cáo lên Quốc hội, tất cả lợi nhuận của FED đều được giao cho Kho bạc Nhà nước. Để tránh khỏi ảnh hưởng của những thăng trầm chính trị hàng ngày, Fed không chịu sự kiểm soát trực tiếp của bất kì cơ quan Chính phủ nào.
Vậy vì sao Fed không tự quyết định in vô vàn tờ một trăm đô để ai cũng giàu có và hạnh phúc? Bởi vì sau đó những tờ tiền sẽ mất đi giá trị. Mục đích của tiền tệ, là để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nếu tổng lượng tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, mỗi tờ tiền sẽ chỉ có thể mua được lượng hàng hóa ít hơn so với trước đây.
Đây được gọi là lạm phát. Ngược lại, nếu cung tiền không đổi, trong khi có nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, giá trị mỗi tờ đô-la sẽ tăng lên gọi là giảm phát.
Vậy, tình trạng nào tồi tệ hơn? Lạm phát quá cao nghĩa là tiền trong ví bạn hôm nay sẽ mất giá vào ngày mai khiến bạn muốn tiêu nó ngay lập tức. Bên cạnh kích thích sản xuất kinh doanh, nó cũng khuyến khích sự tiêu dùng quá mức hoặc tích trữ nhu yếu phẩm, như thức ăn, nhiên liệu, làm giá cả tăng lên dẫn tới tình trạng dư thừa làm lạm phát còn nghiêm trọng hơn
Tuy nhiên, giảm phát lại làm cho người dân muốn cất giữ tiền, người tiêu dùng giảm chi tiêu làm giảm lợi nhuận kinh doanh, gia tăng, tình trạng thất nghiệp chi tiêu kém cũng khiến nền kinh tế xuống dốc.
Vì vậy, phần lớn các nhà kinh tế học tin rằng quá nhiều lạm phát hay giảm phát đều nguy hiểm, lạm phát thấp và ổn định là cần thiết để tăng trưởng kinh tế. Fed sử dụng một lượng dữ liệu kinh tế khổng lồ để quyết định số lượng tiền được đưa vào lưu thông, bao gồm tỉ lệ lạm phát trước đây, xu hướng toàn cầu, và tỉ lệ thất nghiệp.
Như trong câu chuyện của Goldilocks, họ cần những con số chính xác để kích thích tăng trưởng và kiểm soát thất nghiệp mà không để cho lạm phát tới ngưỡng nguy hiểm. Fed không chỉ quyết định tờ giấy trong ví bạn trị giá bao nhiêu, mà còn quyết định cơ hội bạn có hay giữ được việc làm giúp bạn kiếm ra tiền.
Theo TED
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận