menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Tâm

Điều gì khiến thỏa thuận Nga - Ukraine vẫn bế tắc?

Đã trải qua tới bốn cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, nhưng mọi thứ vẫn lâm vào bế tắc khi các bên đều giữ quan điểm riêng của mình. Liệu hòa bình có thể lập lại trong các thỏa thuận tới đây?

Những cuộc đàm phán Nga - Ukraine

Cuộc khủng hoảng quân sự tại Ukraine đã đi qua một tháng. Cả hai bên, Nga và Ukraine đều đã gánh chịu những tổn thất nặng nề về quân sự và kinh tế. Nhưng, một câu hỏi đang được đặt ra bây giờ là cuộc chiến tranh lớn đầu tiên của châu Âu trong thế kỷ XXI sẽ kết thúc như thế nào?

Mặc dù đã có tới 4 cuộc đàm phán diễn ra giữa Ukraine và Nga, vòng đàm phán gần nhất diễn ra vào ngày 14/3 vừa qua đã đề cập đến "hòa bình, ngừng bắn, rút toàn bộ lực lượng ngay lập tức và bảo đảm an ninh”, theo như hãng tin Tass của Nga cho biết. Ba vòng đàm phán trước đó diễn ra trong các ngày 28/2, 3/3 và 7/3, kết quả hội đàm chỉ là việc Nga và Ukraine đồng ý lập hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường.

Trên thực tế, khi ra lệnh tấn công Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không lường trước được sự kháng cự quyết liệt của Ukraine. Bây giờ, ông Putin có lẽ đang có những suy nghĩ chiến lược nhằm cắt giảm tổn thất của mình và tìm cách kết thúc cuộc chiến.

Các mục tiêu chính trị lớn hơn của ông đã nằm ngoài tầm với. Nước Nga có lẽ chỉ có một con đường quân sự tốn kém và khó lường phía trước, cùng với các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang đặt ra những gánh nặng lớn cho họ.

Nhưng, theo các nhà quan sát, dù điều gì xảy ra ở Ukraine, Nga vẫn sẽ là một cường quốc, nước này sẽ duy trì lực lượng quân sự quy ước lớn nhất châu Âu. Và dù Ukraine đã có một hệ thống phòng thủ đáng gờm, nhưng có lẽ không thể đảo ngược sự thống trị quân sự tổng thể của Nga hoặc ngăn chặn các cuộc pháo kích và ném bom vào các mục tiêu quân sự.

Chính vì vậy, hành động cân bằng ngoại giao của Ukraine thời điểm này, đứng giữa việc duy trì chủ quyền và chấm dứt một cuộc chiến tranh tàn khốc, sẽ là đặc biệt khó khăn, kể cả khi họ có được sự ủng hộ từ Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Điều gì khiến thỏa thuận bế tắc?

Nước Nga đã bắt đầu cuộc chiến với mục tiêu là lật đổ chính phủ Ukraine. Mục đích của cuộc chiến là "phi phát xít hóa" Ukraine, theo cách nói của Putin, có nghĩa là thay đổi chế độ.

Điều gì khiến thỏa thuận Nga - Ukraine vẫn bế tắc?

Chiến sự tại Ukraine vẫn hết sức quyết liệt.

Nhưng, có lẽ ông Putin cũng không lường trước được sự kháng cự quyết liệt của Ukraine. Hiện tại, với những tổn thất to lớn trên chiến trường của Nga, việc chiếm Kiev có thể trở thành bất khả thi, và bằng cách thu hẹp cuộc đàm phán về việc "phi phát xít hóa", Putin đã ra dấu hiệu rằng ông có thể chấp nhận chính phủ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky làm đối tác hợp pháp trong các cuộc đàm phán.

Các chuyên gia phân tích chính trị cho biết, hòa bình chỉ có thể đến nếu cả hai bên đạt được những thỏa thuận vào thời điểm này. Nhưng thực tế cho thấy, mục tiêu của cả hai bên đang ở vào thế đối lập nhau một cách cực đoan.

Nước Nga đang cho thấy họ đề ra ba mục tiêu lớn của cuộc chiến tranh này. Và nếu không đạt được các mục tiêu đó, có thể ông Putin sẽ chẳng dừng tay.

Mục tiêu thứ nhất là chính thức hóa việc sáp nhập Crimea vào Nga. Thêm vào đó, có thể sẽ có thêm việc sáp nhập các vùng Donetsk và Luhansk, được xếp vào mục tiêu này. Mục tiêu thứ hai là thiết lập tính trung lập của Ukraine, có nghĩa là nước này không có khả năng gia nhập NATO và tham gia các liên minh hiệp ước mà nước này lựa chọn hoặc "phi quân sự hóa", như ông Putin đã nói, tương đương với việc loại bỏ năng lực quân sự của nước này.

Trong bối cảnh thỏa thuận Nga – Ukraine đạt được hai kết quả trên, mục tiêu cuối cùng, Putin sẽ muốn hạn chế hoặc ngăn chặn sự hội nhập của Ukraine vào các thể chế châu Âu, đặc biệt là những quốc gia gắn liền với Liên minh châu Âu.

Điều gì khiến thỏa thuận Nga - Ukraine vẫn bế tắc?

Liệu hai bên có thể tìm thấy tiếng nói chung?

Nhưng về phần mình, Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine có lẽ chẳng khi nào chấp nhận những yêu sách phía Nga đưa ra. Zelensky muốn đảm bảo toàn quyền chủ quyền và quyền tự trị của đất nước mình. Về lý thuyết, điều này sẽ dẫn đến việc rút toàn bộ quân đội Nga khỏi Ukraine, trao trả Crimea cho Ukraine và tự do làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế với Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, những kết quả đó cũng tương tự như việc Nga phải thua trong cuộc chiến này.

Trong lịch sử, các cường quốc như Nga và Mỹ đã chứng tỏ rằng họ không sẵn sàng hoặc không có khả năng kết thúc chiến tranh ngay cả khi họ biết rằng họ không thể giành chiến thắng, chẳng hạn như ở Việt Nam, Iraq và Afghanistan. Trong mọi cuộc chiến tranh này, lo sợ bị mất tính chính danh chính trị và uy tín chiến lược, các cường quốc ở vào thế “cưỡi lưng hổ” và cuối cùng là phải trả giá đắt cho chính họ và các nạn nhân của họ.

Đó chính là lý do khiến cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine mặc dù đã đi qua đến 4 cuộc hội đàm vẫn lâm vào bế tắc. Cả hai bên đều theo đuổi những mục đích riêng của mình. Nhiều khả năng cuộc chiến này sẽ không dễ dàng tìm thấy một nền hòa bình bền vững.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại