Điều gì giúp chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới trong khi kinh tế suy thoái sâu
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc rằng tại sao thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh kỷ lục trong khi nền kinh tế Mỹ lại đang trong đợt suy thoái mạnh nhất kể từ cuộc Đại suy thoái?
Và dưới đây là những gì các chuyên gia cho biết.
Tại sao thị trường chứng khoán tách rời nền kinh tế thực?
Thị trường chứng khoán vẫn có khả năng phục hồi khi đối mặt với sự suy thoái. Và giá cổ phiếu cao hơn trong thời kỳ suy thoái cũng không phải là điều bất thường: Cổ phiếu đã tăng trong 7 trong số 12 cuộc suy thoái kể từ sau Thế chiến II với mức tăng trung bình là 5,7%, theo LPL Financial.
Sự khác biệt cũng tồn tại giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế. S&P 500 được thúc đẩy nhiều hơn bởi ngành sản xuất trong khi GDP lại là thước đo về hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất và được thúc đẩy bởi ngành dịch vụ, theo LPL Financial.
Kế đó là tác động lớn từ giãn cách xã hội do việc phong toả vì chi tiêu của người tiêu dùng chiếm hơn 2/3 trong hoạt động kinh tế của nước Mỹ.
Trong khi đó chỉ số S&P 500 có khoảng 40% doanh thu từ các công ty có nguồn gốc quốc tế trong khi xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm 13% GDP. Chỉ số S&P 500 cũng được thúc đẩy bởi đầu tư vốn và chi tiêu cho công nghệ trong thời đại dịch.
Một lý do khác là vì các nhà đầu tư xem thị trường là hướng tới tương lai và sự kỳ vọng và dự đoán nền kinh tế sẽ hoạt động ra sao trong 6 đến 12 tháng tới. Sự lạc quan đã tăng lên với hy vọng về một loại vắc xin và những gói kích thích kinh tế hơn nữa.
“Không quá nhiều tin tốt hay tin xấu. Thị trường quan tâm đến việc liệu mọi thứ đang trở nên tốt hơn hay xấu đi. Mặc dù nền kinh tế vẫn chưa quay lại mức trước dịch nhưng mọi thứ đang dần tốt lên”, theo Ryan Detrick, chiến lược gia thị trường cấp cao tại LPL Financial.
“Dữ liệu kinh tế cải thiện khi nhiều bang mở cửa trở lại. Và chúng tôi đang tiến gần hơn đến việc tiêm phòng và trị liệu, điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến xu hướng của nền kinh tế trong 6 đến 9 tháng tới”, theo Megan Horneman, giám đốc chiến lược danh mục đầu tư tại Verdence Capital Advisors cho biết.
Xu hướng thị trường sẽ ra sao trong thời gian tới?
Theo công ty nghiên cứu CFRA - công ty phân tích dữ liệu từ năm 1932, chỉ số S&P 500 đã đạt mức lợi nhuận trung bình 46% trong 12 tháng sau khi bắt đầu một thị trường tăng giá mới.
Tuy nhiên, bất kỳ sự chậm trễ nào trong tiến trình phát triển vắc xin đều có thể thách thức sự phục hồi của thị trường chứng khoán cùng với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chưa đầy ba tháng nữa, một số nhà đầu tư vẫn thận trọng do sự không chắc chắn về chính sách kinh tế, các chuyên gia cảnh báo.
Một số chuyên gia thị trường lo lắng rằng sự phục hồi của Mỹ đang bị đình trệ có thể làm chậm đà tăng của thị trường. Các nhà đầu tư hy vọng vào một gói giải cứu Covid-19 khác từ Quốc hội để giúp duy trì sự phục hồi kinh tế, nhưng các cuộc đàm phán giữa các đảng Cộng hòa và Dân chủ đã rơi vào bế tắc trong những tuần gần đây.
Nhiều nhà đầu tư vẫn đang cân nhắc những rủi ro đó.
“Nhiều doanh nghiệp đã thất bại và có rất nhiều thiệt hại vĩnh viễn. Nhưng một khi có vắc xin, chúng tôi sẽ hạn chế thiệt hại đó và nền kinh tế có thể phục hồi”, theo Thomas Martin, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao của Globalt Investments.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận