Điều gì đang xảy ra, khi thị trường toàn cầu đang "nín thở" chờ đợi!
Tình hình khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng và các chính sách tiền tệ quan trọng sắp tới, chính trị căng thẳng và dịch bệnh bùng phát ở thị trường tỷ dân đã làm cho toàn cầu vào giai đoạn “chờ đợi”.
Các dự báo đà tăng giá năng lượng và lương thực tiếp tục được nâng lên cao hơn
Khi toàn cầu vừa bước ra khỏi khủng hoảng COVID-19, thế giới lại va vào một cuộc khủng hoảng kinh tế khác bao gồm cả cuộc khủng hoảng lương thực từ 2020 và khủng hoảng năng lượng 2021.
JP Morgan đánh giá: “Trong thời điểm hiện tại khi nhu cầu phòng ngừa lạm phát tăng cao hơn, có thể hình dung được việc phân bổ hàng hóa dài hạn cuối cùng tăng trên 1% tổng tài sản tài chính trên toàn cầu, vượt qua mức cao trước đây từng thấy trong năm 2008 hoặc 2011. Ngân hàng nhấn mạnh dầu, kim loại không bao gồm vàng và các sản phẩm nông nghiệp có thể tăng từ 30% đến 40% so với mức hiện tại
Cuộc chiến tại Ukraine nổ ra đã cản trở tiến trình phục hồi của hầu hết các nền kinh tế. Cả Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế đều đưa ra một cảnh báo: Nền kinh tế toàn cầu đang hụt hơi, viễn cảnh kinh tế thế giới sẽ còn nhiều bất ổn.
Khủng hoảng Nga - Ukraine gây ảnh hưởng lớn lên chuỗi cung ứng toàn cầu
IMF và WB cùng đánh giá, cuộc xung đột Nga - Ukraine trở thành mối đe dọa mới. Cùng với hậu quả lâu dài của đại dịch COVID-19, viễn cảnh kinh tế thế giới sẽ còn rất rất nhiều bất ổn.
143 quốc gia trên thế giới đã phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng theo hướng giảm. WB lưu ý về các khoản nợ khổng lồ và lạm phát là hai vấn đề lớn thách thức tăng trưởng toàn cầu. Các nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng, phân bón, thực phẩm tăng đột biến.
Giá hàng hóa tăng mạnh vì các cuộc khủng hoảng đã tạo ra một làn sóng vỡ nợ gây áp lực lên nhiều quốc gia đang phát triển. Gần 60% các nước đang phát triển có thu nhập thấp đang lâm vào cảnh vỡ nợ hoặc có nguy cơ cao vỡ nợ. Đối với các nước đang phát triển, tiến trình phục hồi đang bị phủ bóng bởi nhiều khó khăn hơn. Chi phí lương đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 vừa qua. Giá năng lượng, và lãi suất đều đang trong xu hướng tăng, gây thêm áp lực cho cuộc sống.
Theo ông Vitor Gaspar - Giám đốc các vấn đề tài khóa của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): "Tình hình hiện tại có thể được gọi là khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng. Đáng chú ý là lương thực quan trọng như thế nào trong ngân sách của các hộ gia đình ở các nước nghèo, có thể lên đến 60% ở một số nước. Các quốc gia thu nhập thấp là những quốc gia có không gian tài khóa hạn chế nhất. Điều này cho thấy mức độ cấp bách của tình hình an ninh lương thực toàn cầu.
Trong đó tại các quốc gia phát triển như Mỹ hay EU cũng đang phải hứng chịu cơn bão giá hàng hóa cũng rất nặng nề. Bằng chứng là tại New York, Mỹ, trong 40 năm qua, 1 miếng bánh pizza luôn có giá bằng 1 vé đi tàu điện ngầm, nhưng hiện 2 loại giá này đã không còn song hành.
Một sự so sánh nói lên tình hình lạm phát nặng nề thông qua “Giá bánh pizza đã vượt vé tàu điện ngầm". Giá những miếng bánh pizza đã tăng lên trên 3 USD trong khi đó vé tàu điện ngầm vẫn ở mức 2,75 USD. Lý giải cho điều này từ giá nguyên liệu, xăng, nhân công đều tăng. Trong khi đó, tàu điện và cơ sở hạ tầng giao thông được chính phủ trợ cấp nên vẫn có thể bình ổn. Trong khi đó tại khu vực EU chi phí tiêu dùng cho hàng hóa tăng lên hơn 44% trong tháng 3.
Thế giới đang chờ đợi chính sách tiền tệ của FED quyết định vào đầu tháng 5
Với lạm phát tại Mỹ cao hơn gấp ba lần mục tiêu 2% của Fed, “việc hành động nhanh hơn một chút là thích hợp”, ông Jerome Powell nói trong một cuộc thảo luận về nền kinh tế toàn cầu tại cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). “Năm mươi điểm cơ bản sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp tháng Năm”.
Chủ tịch Fed cũng cho biết là ông cảm thấy các nhà đầu tư hiện đang dự đoán một loạt các đợt tăng nửa điểm nói chung là “phản ứng thích hợp” đối với cuộc chiến chống lạm phát của Fed để cứu cánh nền kinh tế Mỹ hiện tại.
Việc Thượng Hải bị phong tỏa bồi thêm lo lắng cho thị trường tài chính trong ngắn hạn hay tạo cơ hội cho bước đệm của một sự tăng trưởng khác?
Việc đóng cửa đã làm tăng thêm lo lắng trên thị trường tài chính vốn đã bất ổn kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine và nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ nhiệt lạm phát đang gia tăng bằng cách tăng lãi suất, cùng những thách thức khác mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt.
Thượng Hải được biết đến là một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng nhất của Trung Quốc. Với tư cách là một trung tâm kinh tế, việc Thượng Hải đóng cửa có ảnh hưởng rất lớn đến Trung Quốc, cũng như chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2021, sản lượng container của cảng Thượng Hải sẽ vượt 47 triệu TEU, đứng đầu thế giới trong 12 năm liên tiếp.
Thế giới đang nhìn vào từng động thái của thị trường tiêu thụ tỷ dân này. Việc thành phố lớn của Trung Quốc là Thượng Hải phong tỏa đã tác động tâm lý rất lớn lên giới đầu tư quốc tế lo ngại về sự tiêu thụ bị chững lại trong giai đoạn này. Rất nhiều phân tích tình hình kinh tế vẫn cho rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục sau khi các thành phố lớn của Trung Quốc quay trở lại hoạt động, sức tiêu thụ sẽ vượt ngưỡng hiện tại và giá cả sẽ lại biến động “không điểm dừng”.
#Tinhhinhkinhte #Phantich #Dubao #Hanghoa
Contact:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận