Điều gì đã biến AirAsia từ hãng hàng không vài xu thành doanh nghiệp triệu đô?
Giám đốc điều hành (CEO) của hãng hàng không giá rẻ hàng đầu AirAsia, Tony Fernandes, đã chứng tỏ ông là bậc thầy về sự chuyển đổi.
Tony Fernandes, CEO của AirAsia |
Sau khi xây dựng sự nghiệp thành công với tư cách là CEO hàng đầu tại Warner Music, vào năm 2001, Fernandes quyết định từ bỏ mọi thứ để thử sức với ngành hàng không. Trong vòng một năm sau khi mua lại hãng hàng không gần phá sản AirAsia của Malaysia với giá 1 ringgit (khoảng 26 xu), ông đã thay đổi toàn bộ cục diện và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp này.
Năm 2018, hãng hàng không này đạt mức doanh thu 10.6 tỷ ringgit Malaysia (khoảng 2.58 tỷ USD).
Nhưng khi nhà lãnh đạo này được hỏi về kỹ năng tuyệt vời nhất của bản thân, người đàn ông 54 tuổi nhấn mạnh vào một điều: Khả năng tìm ra những con người tuyệt vời.
“Tôi nghĩ rằng thế mạnh lớn nhất mà tôi có được chính là khả năng tìm ra những con người tuyệt vời”, Fernandes chia sẻ tại Money 2020, một hội nghị tài chính gần đây tại Singapore. Năm 2018, AirAsia được bầu chọn là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất trên thế giới, cuộc bầu chọn được thực hiện bởi công ty nghiên cứu vận tải hàng không Skytrax.
Kể từ những ngày đầu tiên điều hành AirAsia, Fernandes đã phát triển đội ngũ nhân viên lên hơn gấp nhiều lần, từ đội ngũ ban đầu 200 người và 2 chiếc máy bay lên thành một mạng lưới quốc tế gồm 20,000 người điều hành một phi đội 250 chiếc máy bay.
Để làm được như vậy, ông nói rằng ông ưu tiên tìm kiếm các cá nhân có kỹ năng giao tiếp tốt, đồng thời tìm kiếm những người có khát khao mạnh mẽ.
Ông Fernandes nói rằng: “Tôi tìm kiếm những người đang khao khát thành công. Nếu bạn nhìn vào đội nhóm của tôi, bạn sẽ thấy có rất nhiều người chưa làm được điều đó hoặc họ đang muốn chứng minh một điều gì đó”.
Kỹ năng đó trở nên đặc biệt hữu ích khi ông Fernandes đang tìm kiếm một đối tác kinh doanh để thành lập thương vụ gần đây nhất, BigPay - ứng dụng thanh toán di động mới của AirAsia.
Fernandes nói rằng ông bị ấn tượng bởi sự nghiêm túc và quyết tâm của Christopher Davison – một doanh nhân hiện đang sở hữu nhiều doanh nghiệp khác nhau - khi hai người gặp nhau trong một quán bar ở Luân Đôn. Fernandes ấn tượng nhiều đến nỗi đã quyết định mời anh ta trở thành nhà đồng sáng lập và CEO của BigPay.
Tuy nhiên, tìm kiếm nhân tài chỉ là một phần công việc của người lãnh đạo. Biết cách giữ chân họ lại là một điều hoàn toàn khác biệt, Fernandes lưu ý. Để làm được điều đó, ông nói rằng ông đặc biệt tập trung vào 3 yếu tố: Tính minh bạch, sự trân trọng và tạo cơ hội cho nhân viên phát triển.
“Nhiều công ty không nhận ra giá trị của các nhân viên trong công ty”, ông Fernandes phát biểu. Và chúng ta nên biết rằng trong số các hãng hàng không có cùng quy mô, chỉ có duy nhất hãng hàng không của ông là không có liên đoàn lao động - một tổ chức thường được thành lập bởi các nhân viên để đấu tranh cho quyền lợi của nhân viên.
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi có ưu thế trong việc nhận ra điều đó”, ông ấy nói thêm.
Đối với Fernandes, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp sự cách biệt trong cách ăn mặc và trong sự kết nối trực tiếp giữa ông với các nhân viên. Ngày nào ông thức dậy cũng đều nhận được hàng trăm tin nhắn từ nhân viên.
“Hầu hết doanh nhân nghĩ rằng họ biết hết tất cả”, ông Fernandes nói “nhưng bạn phải lắng nghe tất cả những người khác xung quanh bạn”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận