Điều chỉnh là cơ hội?
Một tuần giao dịch với nhiều sự kiện như các doanh nghiệp công bố KQKD quý 2; ETF nội cơ cấu; các doanh nghiệp công bố KQKD quý 2; cuộc họp của Fed khá thuận lợi giúp thị trường vượt ngưỡng cản tâm lý 1200. Kết thúc tuần VN-Index đã tăng 11,57 điểm (+0,97%) và đóng cửa ở 1.206,33.
Thanh khoản có sự chênh lệch khá lớn giữa các phiên trong tuần. Trong khi 3 ngày đầu giao dịch ở mức thấp quanh 10k tỷ, nhưng 2 phiên cuối tuần có sự cải thiện rõ rệt hơn 15k tỷ giúp cho thanh khoản của cả tuần đạt mốc duy trì trạng thái đi ngang so với các tuần trước đó.
Thêm 1 tuần tăng điểm, VNINDEX ghi nhận tuần thứ 3 tăng liên tiếp. Tiếp tục duy trì trạng thái vượt đường xu hướng giảm ngắn hạn từ tháng 4 kèm trạng thái phân kỳ RSI trên cả khung chart ngày và chart tuần, team đánh giá xu hướng tiếp tục tích cực trong thời gian tới. Tuy nhiên 2 phiên gần đây cung gia tăng quanh kháng cự 1.218 - 1220 điểm (đường xu hướng MA50). Nhiều khả năng chỉ số sẽ điều chỉnh lại trong vùng MA20 và MA50 (vùng giá 1184 - 1220) tạo nền tích lũy đồng thời lấp GAP đã tạo ra ở phiên giao dịch thứ Năm trong tuần vừa rồi để tạo đà chinh phục trở lại vùng kháng cự MA50. Vì vậy, nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp chỉnh để gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm tiềm năng.
Đánh giá trạng thái các nhóm ngành:
+ Chứng khoán: Có thêm 1 tuần tăng điểm, tiếp tục là nhóm giữ được trạng thái phục hồi tốt so với thị trường chung và có công sức lớn trong việc dẫn dắt chỉ số. Tính đến thời điểm hiện tại nhiều cổ phiếu trong nhóm đã có tuần thứ 5 - 6 tăng liên tục như HCM, BSI... Đây cũng là nhóm tạo đáy và tăng trở lại trước thị trường chung, nhiều cổ phiếu đã vượt xu hướng giảm cùng với tín hiệu phân kỳ RSI, sau đó tiếp tục duy trì xu hướng tăng tốt đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, các cổ phiếu dẫn dắt trong nhóm sau thời gian dài tăng liên tiếp sắp gặp cản MA50 trên khung chart tuần, nên xác suất cao sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh. Tận dụng cơ hội này để có thể gia tăng.
+ BĐS, Bank: Cũng có thêm 1 tuần tăng điểm, cùng diễn biến với Chứng khoán nhưng đà phục hồi cũng như mức độ đóng góp vào chỉ sốsố của 2 nhóm này so với thị trường không nổi bật bằng. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lead trong 2 nhóm cũng rất đáng chú ý khi có dấu hiệu và diễn biến cùng với nhóm Chứng khoán nên có thể tiếp tục tìm kiếm điểm gia tăng khi thị trường chung điều chỉnh.
+ Dầu khí: Một tuần đi ngang với nhóm Dầu khí, thậm chí thị trường chung tăng điểm nhưng một số cổ phiếu đóng tuần trong trạng thái giảm như PVS, PVD, BSR. Diễn biến của tuần vừa qua cũng như các tuần gần đây của nhóm này được đánh giá đi ngang cùng thị trường chung, không quá nổi bật. Đồng thời, trong từng phiên diễn biến tăng giảm với biên độ lớn do ảnh hưởng từ giá dầu Thế giới nên tạm thời chưa đáng chú ý.
+ Thép: Ghi nhận tuần thứ 2 có diễn biến giảm và yếu hơn thị trường chung. Đánh mất nền giá đã tích lũy trước đó. Hiện tại, chưa đáng chú ý, khi nào các cổ phiếu trong nhóm lấy lại được nền giá cũng như các đường xu hướng MA20, MA50 có thể quay trở lại theo dõi.
+ Điện, Cảng, Thủy sản, Dệt may, Bán lẻ, Phân bón, Bảo hiểm: Giao dịch biên độ hẹp, diễn biến đi cùng với thị trường chung. Thậm chí, nhiều cổ phiếu có trạng thái giảm điểm như REE, GMD, ANV... Chưa có gì đáng chú ý.
+ Thực phẩm: Xuất hiện diễn biến trái ngược trong nhóm ngành khi SAB có % tăng giá rất tốt, là cổ phiếu có mức đóng góp ảnh hưởng lớn theo chiều tăng của chỉ số nhưng DBC lại xuất hiện tuần thứ 2 suy yếu. Vẫn là 1 nhóm ngành đáng chú ý khi đa số các cổ phiếu có dấu hiệu phân kỳ RSI vùng đáy, đã thoát khỏi xu hướng giảm, vẫn giữ được trạng thái hồi phục, tích lũy nền như VNM, HNG.
+ Xây dựng và Đầu tư công: Tiếp tục cùng diễn biến với các nhóm đã giảm sâu trước đó, phân kỳ RSI và phục hồi tốt như Chứng khoán. Tiếp tục chú ý, thị trường điều chỉnh là cơ hội để tham gia.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận