Điều chỉnh giá điện 1% có thể gây rối loạn thị trường
Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, việc EVN được tự điều chỉnh khi thông số đầu vào thay đổi 1% là yếu tố cần cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định.
Theo giới chuyên gia, việc xác định chi phí đầu vào biến động tăng 1% rất nhạy cảm vì dung sai nhỏ, nên nếu tăng 1% chi phí đầu vào đã cho răng 1% giá điện sẽ khiến tần suất tăng giá điện nhiều sẽ tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, hộ sử dụng điện cho sản xuất, kinh doanh. Gây bất ổn đời sống kinh tế, xã hội của người dân.
Trao đổi với báo giới, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, giá điện từ lâu rồi nói mãi về câu chuyện thiếu công khai, minh bạch, không rõ ràng. Giá điện vẫn do Nhà nước quản lý, nếu theo thị trường có cạnh tranh, bình đẳng thì việc điều chỉnh giá là bình thường theo thị trường.
Ông Thịnh cho rằng ngành điện độc quyền, EVN được tự điều chỉnh khi thông số đầu vào thay đổi 1% là yếu tố cần cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định.
GS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: Nếu EVN nói giá đầu vào tăng bao nhiêu thì chúng ta cũng biết vậy? Không thể biết họ nhập ở đâu, giá đầu vào ra sao và giá so sánh, cạnh tranh ra sao?
"Giá than phối trộn để sử dụng cho các nhà máy điện có nhiều loại, trong nước có, nhập có… Vậy bóc tách chi phí thế nào? Giá so sánh mặt hàng than đó với giá đối tác khác nhập về cho tổ máy phát điện của doanh nghiệp khu đại công nghiệp (Formosa) có được đưa ra đối chiếu, so sánh không. Các dự án điện sử dụng công nghệ cũ, tiêu tốn nhiên liệu, hiểu quả kém, tăng chi phí đầu vào, khấu hao… có được xem là căn cứ tính chi phí đầu vào… Rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của người dân", ông Thịnh nói.
Theo ông Thịnh, vấn đề ngành điện hiện nay là độc quyền, cạnh tranh và hiệu quả. Phá thế độc quyền Nhà nước có quyết định cổ phần hoá, nhưng đến nay vẫn khó khăn, vướng mắc.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận