Điều bất thường gì đang diễn ra tại một công ty cấp nước tại Việt Nam?
Chỉ trong hơn 1 tuần, cổ phiếu của công ty đã tăng giá lên 258% dù trước đó, gần như không có giao dịch.
Chuyện lạ tại công ty cấp nước
Phiên giao dịch sáng hôm nay, thị trường chứng khoán tiếp tục chứng kiến sự tăng giá bất ngờ của mã cổ phiếu TAW của Công ty cổ phần Cấp nước Trung An (UpCOM). Đây là phiên thứ 7 tính từ đầu tháng đến nay TAW tăng trần, chỉ có một phiên duy nhất đứng giá.
Đến sáng nay, cổ phiếu này đã tăng lên mức 19.400 đồng/cổ phiếu, tức tăng 2.500 đồng mỗi cổ phiếu, tương đương 14,79%. Như vậy, cổ phiếu này đã tăng 258,6% chỉ trong hơn 1 tuần. Đây là một điều kỳ lạ, một sự bất thường đối với mã cổ phiếu gần như không có giao dịch. Mã cổ phiếu này chỉ có 1 - 2 giao dịch trong 1 tháng, thậm chí, trong 3 - 9 tháng ròng, không có bất kỳ giao dịch nào.
Công ty Cổ phần Cấp nước Trung An được thành lập theo Quyết định số 4242/QĐ-UBND ngày 26/8/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH MTV Cấp nước Trung An thành công ty cổ phần. Công ty chính thức đi vào hoạt động với loại hình doanh nghiệp mới kể từ ngày 1/2/2015. Theo giấy phép kinh doanh, công ty hoạt động chính trong 9 lĩnh vực là: Khai thác, xử lý và cung cấp nước; Xây dựng công trình công ích; Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác; Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí, Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng và Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.
5 triệu cổ phiếu TAW giao dịch lần đầu trên sàn vào ngày 29/7/2016. Trong cơ cấu cổ đông, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV là cổ đông lớn duy nhất, nắm giữ 3,3 triệu đơn vị tương đương 65% vốn. Một số cổ đông khác bao gồm ông Nguyễn Thanh Phong, Thành viên HĐQT nắm 792. 500 cổ phiếu (15,85%), ông Hồ Lê Minh 726.610 cổ phiếu (14,53%), bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Võ Thị Hồng Hà, Phan Kim Phượng, Võ Khánh Toàn và Trần Đức Hùng chia nhau số cổ phần còn lại.
Chính vì sự cô đặc trong danh sách cổ đông khiến cho mã cổ phiếu này có thanh khoản thấp. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên chỉ đạt 50 đơn vị.
Trung An kinh doanh ra sao?
Theo Báo cáo thường niên, Trung An hoạt động kinh doanh khá tốt trong các năm. Dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp này khá thấp.
Cụ thể, trong năm 2015, doanh thu công ty đạt 237,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 5,4 tỷ đồng. Đến năm 2016, doanh thu công ty đã tăng 185,3% lên mức 440,7 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh, chỉ đạt 2,4 tỷ đồng.
Sang đến năm 2017, doanh thu của công ty đạt 329 tỷ đồng, lợi nhuật đạt 5 tỷ đồng. Năm 2018, công ty chỉ đạt 65,16% doanh thu so với 2017 nhưng lợi nhuận là 102,8%, đạt 5,2 tỷ đồng.
Năm 2019, doanh thu của công ty giảm mạnh chỉ còn 147,5 tỷ đồng, và xuống mức 144,7 tỷ đồng năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận trong 2 năm này tăng đột biến lên 6,8 tỷ đồng và 8,0 tỷ đồng.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu của công ty đã cải thiện đạt 261,3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 5,3 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn là 61,1 tỷ đồng, giảm 11,3%.
Tiền và tương đương tiền giảm 4,8% xuống 49,5 tỷ đồng, trong đó tiền gửi ngân hàng là 22,5 tỷ đồng (tăng 50%), còn các khoản tương đương tiền – là các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1-3 tháng tại ngân hàng Agribank và Vietinbank với lãi suất từ 3 - 3,5%/năm ở mức 27 tỷ đồng (giảm 27%).
Bình tĩnh và quyết thắng !
Trên đây là những kinh nghiệm và chia sẻ cá nhân cho anh chị nhà đầu tư. Cùng nhau xây dựng cộng đồng Chứng khoán văn minh
Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi về mã cổ phiếu và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận