Điện tăng giá, đây là những nghệ thuật tiết kiệm điện bạn nên học ngay
Để tiết kiệm hóa đơn tiền điện trong những ngày hè tới, người dân, doanh nghiệp cần sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
"Chỉ số lạm phát sẽ tăng ngay khi điện tăng giá. Tăng cả trực tiếp lẫn gián tiếp, chưa kể là xuất hiện tình trạng té nước theo mưa, tức là nhiều giá cả mặt hàng khác cũng tăng theo" PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) chia sẻ.
Điện là mặt hàng ảnh hưởng lớn đến đời sống. Việc tăng giá điện lần này chắc chắn sẽ tác động không chỉ với sản xuất mà cả tiêu dùng. Những ngành dùng nhiều điện đầu vào như hóa chất, luyện kim… thì tác động có thể thấy ngay.
Nhật Bản tiết kiệm điện trong cả mùa đông
Mùa đông ở Nhật Bản khá khắc nghiệt với tuyết rơi lạnh giá. Do vậy, ở bất cứ đâu hệ thống sưởi nhiệt cũng được sử dụng, ngay cả trên hệ thống ghế ngồi của tàu điện ngầm. Do đó, vấn đề tiết kiệm vào mùa đông là một bài toán không hề dễ.
Tuy nhiên, để tiết kiệm điện, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi người dân mặc thêm áo ấm khi ở trong nhà, duy trì điều hòa nhiệt độ ở nhiệt độ thấp hơn và tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết. Chính phủ nước này cũng đưa ra chương trình thưởng điểm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm điện.
Khuyến khích việc tiết kiệm điện, Nhật Bản sẽ tặng 1.000 Yên (tương đương 7 USD) điểm thưởng/tháng cho các hộ gia đình và 20.000 Yen (khoảng 140 USD/tháng) cho các doanh nghiệp nếu cắt giảm ít nhất 3% lượng điện tiêu thụ so với cùng kỳ năm 2021. Các điểm thưởng này có thể sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng trong các mục đích khác.
Vào mùa hè nóng bức, tại Nhật khuyến cáo các doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện tiết kiệm điện, nhất là trong khung giờ chiều, như hạn chế sử dụng thang máy, tắt các bóng đèn không sử dụng hay chỉ bật điều hòa ở 28 độ C.
Người dân châu Âu phải sử dụng nước lạnh, hạ nhiệt độ của điều hoà và tắt bớt đèn
Tại Pháp,các chuỗi siêu thị sẽ tắt các biển hiệu sau khi đóng cửa, các cửa hàng bán lẻ sẽ giảm cường độ ánh sáng 30% và hạ nhiệt độ xuống 17 độ C trong các giờ mua sắm cao điểm khi có yêu cầu từ chính phủ.
Tại Đức, cấm sử dụng nước nóng trong các bể bơi tư nhân; tắt hệ thống sưởi ở một số khu vực tỏng các toà nhà công cộng; cấm bật các thiết bị chiếu sáng bên ngoài ở các toà nhà và tượng đài; tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong các toà nhà công cộng và tư nhân.
Tại Ý, chính phủ yêu cầu người dân hạ nhiệt độ và giảm thời gian sưởi ấm trong nhà, văn phòng vào mùa đông; giảm lượng ánh sáng nơi công cộng và cửa hàng vào ban đêm; vận hành các nhà máy than để giảm lượng khí đốt sử dụng cho sản xuất điện.
Tại Tây Ban Nha, bắt buộc các toà nhà công cộng và hều hết các cơ sở kinh doanh, sân bay và ga tàu chỉ bật điều hoà ở mức 27 độ C; chỉ bật hệ thống sưởi khi nhiệt độ dưới 19 độ C vào mùa đông, các trường hợp ngoại lệ gồm khách sạn, bếp nhà hàng, tiệm làm tóc, phòng gym, trường học và bệnh viện; ngừng chiếu sáng ở các tượng đài; các cửa hàng phải đóng cửa khi bật hệ thống làm mát hoặc sưởi.
Tại Thụy Điển, chính phủ sẽ giảm thuế và các chi phí lao động liên quan cho các ngôi nhà áp mái và mặt tiền; chuyển sang sử dụng vòi nước; niêm phong, cải tạo hoặc thay thế cửa sổ, cửa ra vào; sử dụng thêm hệ thống bơm nhiệt.
Tại Đan Mạch, yêu cầu người dân giảm tắm nước nóng từ 15 phút xuống 5 phút, giúp các gia đình tiết kiệm khoảng 700 USD/năm; sử dụng dây phơi quần áo thay cho máy sấy, giúp tiết kiệm khoảng 350 USD/năm, sử dụng các thiết bị như máy rửa bát vào ban đêm để tận dụng điện giá thấp hơn.
"Thói quen nhỏ, hiệu quả to" giúp tiết kiệm điện
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng: Chỉ cần tắt hai bóng đèn 100W mỗi ngày một giờ sẽ tiết kiệm khoảng 70 số điện mỗi năm. Sử dụng đèn bàn để làm việc thay vì bật nhiều loại đèn khác nhau. Việc này không những tiết kiệm điện mà còn tốt cho mắt.
Việc không rút phích cắm các thiết bị điện không sử dụng trong nhà như TV, đầu thu phát sóng, đầu đĩa, loa,... có thể chiếm đến 10% điện năng tiêu thụ của cả căn hộ.
Để tủ lạnh còn trống hoặc quá đầy thức ăn: nhiều người thường không dám chứa đầy thức ăn vào tủ lạnh vì sợ càng đầy thì càng hao điện. Nhưng đó là một quan niệm sại lầm. Những khoảng trống trong tủ lạnh sẽ khiến tủ lạnh phải chạy nhiều hơn để duy trì nhiệt độ thấp.
Làm sạch tủ lạnh ít nhất 2 lần mỗi năm, điều này giúp tủ lạnh hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện. Tủ lạnh bị bẩn sẽ tốn điện hơn so với tủ lạnh sạch. Tủ lạnh có nhiều mức thiết lập nhiệt khác nhau.
Bật quạt khi sử dụng điều hòa: để điều hòa nhiệt độ vừa phải, kết hợp cùng quạt sẽ mát và tiết kiệm điện hơn so với việc để điều hòa nhiệt độ thấp. Ngoài ra, bật quạt cũng làm không khí thoáng hơn, không bị khô như bật điều hòa.
Chỉ dùng nóng lạnh khi cần thiết: Không ít gia đình có thói quen bật bình nóng lạnh 24/24 vào mùa đông. Việc này giúp gia đình lúc nào cũng có nước nóng để dùng nhưng lại tốn điện một cách khủng khiếp. Vì vậy, mỗi hộ gia đình chỉ nên dùng nóng lạnh khi cần thiết.
Không rút điện cục sạc pin: Nhiều người thường cắm cục sạc pin các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại sẵn tại ổ để tiện sạc, không bao giờ rút cục sạc ra vì nghĩ chúng chỉ là thiết bị điện rất nhỏ, cắm luôn vào ổ 24/24 như vậy chẳng tốn là bao. Thực tế, một cục sạc khi được cắm vào ổ điện vẫn tiêu tốn điện năng cho dù không có thiết bị nào được kết nối.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận