Điện mặt trời áp mái đối mặt với 7 thách thức lớn
Việc sử dụng điện mặt trời sẽ giúp thúc đẩy sản xuất xanh, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, nhất là trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may…
VẪN CÒN NHIỀU TRỞ NGẠI
Trước thực trạng giá dầu tăng rất mạnh do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ucraina, biến đổi khí hậu đang xảy ra hết sức khốc liệt ở châu Âu, Mỹ, đặc biệt là tại Ấn Độ. Đứng trước thực trạng đó, tại Hội nghị COP 26, Việt Nam cũng đã có cam kết rất mạnh mẽ đến năm 2050 giảm phát thải khí nhà kính về 0. Cam kết này đã được nhiều nước trên thế giới đánh giá rất cao.
Tại Việt Nam trong những năm qua, Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp cũng đã ý thức việc thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế năng lượng hóa thạch và chuyển dần sang việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Đặc biệt, khi Chính phủ có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg năm 2017 và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg năm 2020, đây là cú hích rất lớn để tạo đà cho việc phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết việc phát triển điện mặt trời áp mái đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn điện, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi giá năng lượng đang tăng rất cao và nguy cơ có thể thiếu điện trong thời gian tới. Chính từ những biện pháp mạnh mẽ đó, trong những năm qua, năng lượng mặt trời đã phát triển rất mạnh.
"Một tiêu chí mà chúng ta đang áp dụng đó là “sản xuất xanh”, đây cũng là xu hướng mà thế giới đang hướng tới, nhất là trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may…Do đó, việc sử dụng điện mặt trời sẽ giúp thúc đẩy sản xuất xanh, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu", ông Thành nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng, vẫn còn nhiều trở ngại mà cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà cung ứng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà đang gặp vướng mắc như về Giấy phép, phòng cháy chữa cháy…dẫn đến việc thực hiện gặp nhiều khó khăn.
THIẾU NHỮNG QUY ĐỊNH RÕ RÀNG
Tại tọa đàm, ông Đào Du Dương, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP.HCM khẳng định, lợi ích mang lại cho cộng đồng của điện mặt trời là khá rõ ràng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện triển khai có nhiều vướng mắc. Đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải, xử lý các tấm pin đã hết hạn sử dụng. Đây sẽ là một vấn đề lớn trong tương lai gần. Ông Dương liệt kê ra 7 vướng mắc lớn:
Về việc đầu tư năng lượng mặt trời, ông Trần Ngọc Long, Giám đốc phát triển Kinh Doanh CME Solar, cho biết sử dụng năng lượng tái tạo không còn là lựa chọn mà là bắt buộc, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Muốn xuất khẩu được phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về năng lượng, phải chuyển năng lượng hóa thạch thành năng lượng tái tạo, không còn cách nào khác. Tuy nhiên, để triển khai điện mặt trời áp mái, doanh nghiệp có 2 hướng: Một là tự đầu tư hay kêu gọi nhà đầu tư.
Theo ông Long, nếu doanh nghiệp có dòng tiền nhàn rỗi lớn thì có thể tự đầu tư. Nếu không, không nên đi vay tiền để đầu tư. Lý do là nếu so tỷ suất sinh lời của điện mặt trời với lãi suất ngân hàng thì phần lợi ích thu lại cho doanh nghiệp là không đáng để triển khai.
Hiện trên thị trường, có khá nhiều nhà đầu tư, nhiều nhà phát triển điện mặt trời lớn, có tên tuổi từ Anh, Đức, Úc,... để các doanh nghiệp chọn để cộng tác. Tuy nhiên, khi chọn nhà đầu tư, doanh nghiệp nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ, tìm những đơn vị có uy tín, có cam kết rõ ràng.
Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: Nhu cầu, lợi ích và giải phát phát triển” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tổ chức.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận