Điện Capitol "rỉ máu": 220 năm không yên và lần đầu tiên bạo động hạ bệ nền dân chủ lớn nhất
Trong hơn 220 năm, Điện Capitol của Mỹ chưa từng chứng kiến sự kiện nào đáng sợ như hiện nay: đám đông hỗn loạn với mong muốn hạ bệ nền dân chủ lớn nhất thế giới.
Trong hơn 220 năm, Điện Capitol của Mỹ chưa từng chứng kiến sự kiện nào đáng sợ như hiện nay: một đám đông hỗn loạn, vượt qua những cột đá cẩm thạch hùng vĩ của tòa nhà, gián đoạn việc chuyển giao quyền lực, hạ bệ nền dân chủ lớn nhất thế giới.
Điện Capitol "rỉ máu" bởi bạo lực
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Điện Capitol bị tàn phá bởi bạo lực.
Năm 1814, chỉ 14 năm sau khi tòa nhà mở cửa, quân đội Anh trong Chiến tranh năm 1812 đã cố gắng thiêu rụi tòa nhà. Họ đã phá kiến trúc này, sau đó đốt cháy các cánh cửa phía Nam và Bắc - thiêu rụi Thư viện Quốc hội. Theo kiến trúc sư Benjamin Henry Latrobe, một trận mưa bất ngờ đã ập tới và ngăn cản sự phá hủy toàn bộ tòa nhà, tuy nhiên, cuộc tàn phá lại đã để lại "một đống đổ nát tráng lệ nhất".
Trong nhiều thế kỷ kể từ đó, nhiều sự kiện nổ ra, thách thức dòng chữ "Liên minh, Công lý, Khoan dung, Tự do, Hòa bình" trên mái vòm của căn phòng Hạ viện. Tòa nhà đã bị đánh bom nhiều lần, đã có những vụ xả súng, một nhà lập pháp suýt giết người.
Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất xảy ra vào năm 1954, khi 40 người theo chủ nghĩa dân tộc Puerto Rican kéo lá cờ của hòn đảo và hô to "Tự do cho Puerto Rico" sau đó bắn khoảng 30 phát súng từ phòng trưng bày của du khách trong Hạ viện. 5 Nghị sĩ bị thương, 1 người trong số đó bị thương nặng.
"Tôi không đến đây để giết ai, tôi đến để chết cho Puerto Rico!" Thủ lĩnh Lolita Leon đã khóc khi cô và những người khác bị bắt.
Năm 1915, một người đàn ông Đức đã đặt 3 cây thuốc nổ trong phòng tiếp tân của Thượng viện, chúng đã phát nổ ngay trước nửa đêm, khi không có ai ở đó.
Kẻ đánh bom trước đó đã sát hại người vợ đang mang thai của mình và nói sẽ tiếp tục bắn nhà tài chính J.P. Morgan Jr,. và đánh bom một con tàu chở đầy bom đạn tới Anh. Người này đã tự sát trước khi bị bắt.
Gần đây hơn, một số tổ chức ly khai đã kích hoạt các vụ nổ vào năm 1971, 1938 để phản đối một số chính sách của Mỹ. Tuy không gây chết người nhưng các bên đều đã thiệt hại lớn về kinh tế.
Vụ tấn công chết người nhất vào Điện Capitol xảy ra vào năm 1998, một người đàn ông tâm thần nổ súng vào một trạm kiểm soát và giết chết 2 sĩ quan cảnh sát Điện Capitol. Một trong những sĩ quan trong lúc hấp hối đã cố gắng bắn bị thương tay súng, người này sau đó đã bị bắt và xử lý theo pháp luật. Một bức tượng gần đó của Phó Tổng thống John C.Calhoun vẫn còn dấu vết của vụ việc.
Vào năm 2013, một nha sĩ cùng đứa con 18 tháng tuổi của cô cố gắng lái xe vào khuôn viên Nhà Trắng và đã bị áp sát tới Điện Capitol. Tại đây, cô bị cảnh sát bắn chết.
Đã có những cuộc tấn công bằng bạo lực khác vào bên trong tòa nhà. Vào năm 1835, một thợ sơn đã cố gắng bắn Tổng thống Andrew Jackson bằng súng lục từ bên ngoài tòa nhà. Nỗ lực này đã thất bại.
Vào năm 1856, Hạ nghị sĩ Preston Brooks đã tấn công Thượng Nghị sĩ Charles Summer bằng cây gậy của ông sau khi Thượng nghị sĩ này có bài phát biểu chỉ trích chế độ nô lệ.
Ông Summer đã bị đánh đến nỗi 3 năm sau mới hồi phục hoàn toàn và quay trở lại Quốc hội. Ông Brooks từ chức nhưng sau đó lại được bầu lại ngay lập tức.
Lần đầu tiên nền dân chủ lớn nhất thế giới bị hạ bệ
Tuy nhiên, bạo lực phản đối kết quả bầu cử hôm 6/1/2021 tại Mỹ đã gây chấn động toàn thế giới khi lần đầu tiên nền dân chủ của Mỹ gặp thách thức chưa từng có.
Khi các nhà lập pháp Mỹ tiến hành cuộc họp chứng nhận kết quả bầu cử, những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã xông vào Điện Capitol và gây ra tình trạng hết sức hỗn loạn, buộc các nhà lập pháp phải tạm dừng phiên họp và sơ tán đến nơi an toàn.
Tổng thống Trump đã kêu gọi người biểu tình "hãy về nhà", tuy nhiên ông không hề lên án tình trạng bạo lực, mà thay vào đó lại chỉ trích các đối thủ của ông.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận