Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 24/2
Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 24/2.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Đức ZDF trong ngày 23/2, trước thềm 1 năm ngày nổ ra cuộc xung đột Nga - Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thừa nhận ông lo sợ cuộc xung đột tại Ukraine có thể trở thành một cuộc chiến rất dài, dai dẳng trong nhiều năm nhưng khẳng định nước Đức và các nước phương Tây sẽ duy trì sự ủng hộ lâu dài cho Ukraine.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine, Kiev mong đợi những quyết định “dũng cảm” hơn từ liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ông Melnik gợi ý rằng các vũ khí mới được chuyển giao cho Kiev có thể bao gồm máy bay chiến đấu, cũng như tàu chiến và tàu ngầm.
“Từ lâu, Hy Lạp đã được yêu cầu đóng góp hệ thống S-300, nhưng chúng tôi không thể thực hiện yêu cầu này vì chúng tôi không thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của mình”, ông Panagiotopoulos phát biểu với đài truyền hình ERT.
Theo Phó Thủ tướng Khusnullin, Nga có kế hoạch khôi phục phần đường sắt của cầu Crimea vào tháng 7/2023 và việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng liên quan đang được tiến hành. Công việc được thực hiện suốt ngày đêm trong hai ca, với sự tham gia của 305 người và 32 đơn vị máy móc.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Kiev đã tập trung nhân lực và thiết bị gần biên giới Ukraine với Transnistria, vùng ly khai của Moldova đồng thời triển khai các đơn vị pháo binh trong khu vực. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hành động khiêu khích này đặt ra mối đe dọa đối với nhóm gìn giữ hòa bình của Nga ở Transnistria. Lực lượng Vũ trang Nga “sẽ đáp trả thích đáng trước âm mưu khiêu khích của Ukraine”.
141 quốc gia đã bỏ phiếu thuận, 7 nước bỏ phiếu chống, 32 nước bỏ phiếu trắng. Nghị quyết kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế "tăng gấp đôi hỗ trợ cho các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng, toàn diện và bền vững ở Ukraine theo Hiến chương Liên Hợp Quốc”.
Các lệnh trừng phạt mới sẽ được áp dụng đối với các ngân hàng, lĩnh vực công nghệ, quốc phòng của Nga và sẽ ảnh hưởng tới các cá nhân và thực thể tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo ông Stoltenberg, kể từ mùa thu năm 2022, xung đột ở Ukraine đã chuyển sang một cuộc chiến tiêu hao. “Một cuộc chiến tiêu hao là một cuộc chiến hậu cần; về cách mỗi bên tìm cách đưa đủ những thứ họ cần, từ vật liệu, phụ tùng, đạn dược, nhiên liệu… đến tiền tuyến”, ông Stoltenberg nói.
12 nội dung cơ bản được ra trong tài liệu bao bồm: tôn trọng chủ quyền của các quốc gia; từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh; ngừng bắn và đình chiến; nối lại đàm phán hòa bình; giải quyết khủng hoảng nhân đạo; bảo vệ dân thường và tù binh chiến tranh; bảo vệ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân; giảm thiểu rủi ro chiến lược; đảm bảo vận chuyển lương thực; chấm dứt trừng phạt đơn phương; bảo đảm ổn định chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng; thúc đẩy tái thiết sau xung đột.
Làng Berkhovka nằm ở phía Tây Bakhmut, cách không xa Paraskovyevka, nơi cũng nằm dưới sự kiểm soát của Nga ngày 17/2. Bakhmut là khu vực chính quyền Kiev kiểm soát ở DPR, nằm ở phía Bắc thành phố lớn Gorlovka. Đây là một trung tâm vận chuyển quan trọng cung cấp hậu cần cho quân đội Ukraine tại Donbass. Giao tranh giữa hai bên đã diễn ra ác liệt trong những tháng qua để giành quyền kiểm soát thành phố này.
Khi được hỏi liệu Kiev có cam kết sẽ không sử dụng vũ khí tầm xa và máy bay chiến đấu để tấn công vào sâu trong lãnh thổ của Nga hay không, ông Kuleba đã né tránh câu hỏi này và thay vào đó đưa ra một “đảm bảo” mơ hồ: “Chúng tôi có thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ sử dụng các vũ khí phương Tây để giành lại các vùng lãnh thổ của Ukraine”.
Lầu Năm Góc cho biết gói viện trợ mới bao gồm các loại vũ khí chống các hệ thống không người lái của Nga; một số loại máy bay không người lái (UAV) trong đó có Switchblade 600, cũng như các thiết bị phát hiện tác chiến điện tử./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận