Điểm sáng bất động sản địa phương nửa đầu năm 2022
Xu hướng dịch chuyển của các chủ đầu tư dự án và nhà đầu tư cá nhân đang tạo luồng sinh khí mới cho thị trường bất động sản các địa phương vùng ven.
Các địa phương vùng ven đang sở hữu quỹ đất rộng, lại có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế, mở rộng mạng lưới giao thông liên kết vùng, phát triển đồng bộ hạ tầng, tiện ích. Đặc biệt, giá đất ở các địa phương còn khá “mềm”, dư địa tăng giá còn lớn, có nhiều tiềm năng sinh lời. Đây chính là những yếu tố tạo sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư.
Xu hướng dịch chuyển này sẽ tiếp tục diễn biến ra sao trong năm 2022, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
Bởi giai đoạn 2021 - 2030 là thời điểm lập quy hoạch chung của mỗi tỉnh thành, theo đó sẽ có những thông tin nghiên cứu đầu tư các dự án lớn vào địa phương nhằm phục vụ chu kì phát triển mới. Cùng với đó, các nhà đầu tư đã có những động thái mạnh mẽ bằng việc rót vốn vào những địa phương tiềm năng nhằm tìm cơ hội gia tăng tài sản.
Mặc dù chỉ mới có thông tin nghiên cứu nhưng theo thống kê cho thấy tình trạng sốt đất nền đã bùng lên mạnh mẽ và chưa có điểm dừng. Tại những điểm nóng có khoảng hàng nghìn lô đất được tung ra thị trường và sức hấp thụ của nhà đầu tư F0 đạt 90% mỗi giỏ hàng. Những cơn sốt đất nền tại vùng ven khu dân cư và khu công nghiệp cho thấy mặc dù nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng cho thấy sức hút dòng tiền vào lĩnh vực đất đai còn rất lớn.
Trong kinh doanh giá thành nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận. Hiện nay, quỹ đất phát triển dự án mới tại các tỉnh vùng ven vẫn còn khá lớn, nhiều nơi còn có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và quan trọng là hạ tầng giao thông hiện đang khá tốt nên việc đi lại rất nhanh và thuận tiện dựa. Dựa trên 3 yếu tố này, có thể nhận định rằng thị trường bất động sản vùng ven trong năm 2022 sẽ tiếp tục phát triển trên các nền tảng của năm trước.
Nguyên tắc “nước chảy về chỗ trũng” đã trở thành quy luật, dòng tiền bất động sản thường chảy từ chỗ có mặt bằng giá cao sang nơi có mặt bằng giá thấp để vừa tận hưởng được các cơ hội đầu tư hấp dẫn, vừa giúp thị trường phát triển cân bằng, ổn định hơn vì vậy dòng vốn đầu tư cũng buộc phải dịch chuyển theo.
Nhìn lại các năm qua, nhờ được quan tâm đầu tư hạ tầng chuẩn chỉnh, ở nhiều địa phương đã chứng kiến mức tăng giá bất động sản nhanh đến không tưởng. Sau những vi phạm về lĩnh vực đất đai trong thời gian qua thì hiện nay thủ tục pháp lý dự án được kiểm soát chặt hơn. Theo đó, mọi sự chú ý trên thị trường bất động sản tiếp tục đổ dồn về khu vực vùng ven trong năm 2022.
Hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out - sợ bị bỏ lỡ) sẽ là áp lực lớn cho thị trường bất động sản 2022. Khác với làn sóng FOMO trên thị trường chứng khoán, nơi mà các nhà đầu tư bị cuốn vào hiệu ứng này vì sợ mất đi cơ hội, có thể đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm, hiệu ứng FOMO trên thị trường bất động sản lại đang định hướng các quyết định của các nhà đầu tư giúp họ lựa chọn đúng sản phẩm và thời điểm. Nói cách khác, giúp họ không bỏ lỡ cơ hội để chọn mặt gửi vàng.
Năm 2022 là năm bản lề trong việc chuyển trạng thái kinh tế từ “đối phó” đại dịch sang thích nghi, kiểm soát đại dịch. Nhà nước cũng có những động thái thực hiện chính sách thay đổi toàn diện rất tốt cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng. Nền kinh tế sẽ đi vào giai đoạn phát triển mới, vì vậy thị trường bất động sản cũng sẽ có định hướng mới. Năm 2022 thị trường bất động sản sẽ có nhiều thuận lợi hơn từ việc nút thắt trong các chính sách đang dần gỡ bỏ, cùng với đó, hàng loạt dự án hạ tầng mới sẽ tạo thúc đẩy lớn cho thị trường bất động sản.
Theo nghiên cứu của VCCI, sử dụng dữ liệu từ 10.197 doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020 (8.663 doanh nghiệp tư nhân, 1.564 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; gồm 1.823 doanh nghiệp có công trình xây dựng trong vòng 2 năm gần nhất), về việc đánh giá thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng và liên quan, cho thấy: 50% số doanh nghiệp nói chung gặp khó khăn về các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng; 40,9% gặp khó về quyết định chủ trương đầu tư; 48% vướng mắc về các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; 41,4% gặp khó trong thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy; 42,9% gặp khó khăn về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường…
Những hạn chế nêu trên cho thấy tầm quan trọng của việc cần tiếp tục thực hiện những cải cách sâu rộng và toàn diện hơn nữa đối với các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, đất đai, môi trường… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước trong tình hình mới.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận