Điểm nhấn thị trường chứng khoán 2022: Thoái vốn nhà nước chưa bao giờ hết hot
Thị trường chứng khoán đang thu hút dòng tiền và duy trì kênh tăng giá trong trung-dài hạn, điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi để các thương vụ thoái vốn Nhà nước diễn ra suôn sẻ hơn trong năm 2022...
Một số yếu tố vĩ mô thuận lợi có thể nâng đỡ chị trường như nền kinh tế sẽ hồi phục mạnh mẽ với tăng trưởng GDP năm 2022 đạt khoảng 6.5%. Đồng thời dự báo lạm phát ở mức dưới 4% tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán.
Lợi nhuận các doanh nghiệp năm 2022 tăng trưởng 25% - 30% so với cùng kỳ, và chất lượng lợi nhuận cải thiện. Dòng tiền mạnh mẽ tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán, số lượng tài khoản mở mới tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022. Triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi, ra mắt các sản phẩm mới như T0, phái sinh, bán khống.
Các cơ hội đầu tư trong năm 2022 sẽ tập trung chủ yếu ở nhóm cơ sở hạ tầng, ngành ngân hàng, và động lực chính từ IPO và thoái vốn. Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, đơn vị đã xây dựng kế hoạch thoái vốn trong năm 2022 dự kiến tại 6 doanh nghiệp thuộc danh mục theo Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 07/9/2016 của Văn phòng Chính phủ.
Diễn biến mới nhất liên quan đến hoạt động thoái vốn của DNNN là sau khi NHNN chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn Tổng cục Bưu điện Việt Nam (VNPost) tại LienVietPostBank, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo đấu giá bán cổ phần của LPB do VNPost sở hữu.
Cụ thể, số cổ phần được đưa ra đấu giá là hơn 122 triệu cổ phiếu, tương đương 10,15% vốn cổ phần ngân hàng. Giá khởi điểm được đưa ra là 28.930 đồng/cp, cao hơn thị giá của LPB trên thị trường chứng khoán khoảng hơn 30%. Nếu thoái vốn thành công, VNPost sẽ thu về tối thiểu hơn 3.534 tỉ đồng. Phiên đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 23.2 tới đây.
Sau thông tin bán đấu giá cổ phiếu, giá cổ phiếu LPB tăng kịch trần đứng ở mức 23.000 đồng/cp trong phiên hôm 25.1.2022. LPB không chỉ tăng cao về chỉ số với 7% lên kịch trần mà còn mạnh về thanh khoản khi là 1 trong 2 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất hôm nay, cùng với STB của Sacombank. Dự báo, nhiều khả năng giá cổ phiếu của LPB có thể cao hơn nhiều cho đến khi VNPost thực hiện thoái vốn.
Đó là những chuyển động tích cực đối với hoạt động thoái vốn của DNNN tại doanh nghiệp ngoài sau một thời gian gần như “giậm chân tại chỗ”. Với diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán, giới chuyên môn đánh giá sẽ giúp cho kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước có tiềm năng diễn ra thuận lợi hơn trong năm 2022. Đối với cổ phiếu ngân hàng nói chung, cổ phiếu LPB nói riêng, theo đánh giá của một chuyên gia ngân hàng, tiềm năng tăng giá nhóm cổ phiếu ngân hàng khá tích cực sau một thời gian dài tích luỹ. Ngân hàng là ngành hiếm hoi có lợi nhuận có thể tăng trưởng thời gian dài, kể cả sau dịch.
Giới chuyên môn đánh giá, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước thành công sẽ tạo ra nhiều lợi ích đối với cả thị trường chứng khoán và doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán sẽ được mở rộng về quy mô khi tăng cả về số lượng doanh nghiệp niêm yết và vốn hóa thị trường.
Tất nhiên, về phía nhà nước, việc thu được vốn thông qua thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp, giúp Chính phủ có thêm nguồn lực vốn để đầu tư công, hỗ trợ nhiều hơn cho người dân, DN… Từ đó giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng và phát triển hơn.
Nguồn: Tổng hợp
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận