24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
stock247 Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Điểm mù của phân tích kỹ thuật

Bài viết này sẽ đụng chạm tới nhiều người, các chuyên gia phân tích kỹ thuật, các môi giới thích lướt sóng. Và cả những người mới tiếp cận thị trường, những người không may kết nối với những người nói trên để hình thành một hệ tư tưởng sai lầm rất khó lay chuyển.

Hy vọng được giúp bạn hiểu rõ những hạn chế về PTKT để có thể kết hợp PTCB tìm ra phương pháp hoàn thiện tốt nhất trong đầu tư. Việc nhảy múa mua bán lung tung quá nhiều đôi khi chỉ đưa chúng ta xa bờ hơn nhiều.

Bài viết này cho bạn thấy điểm mù phân tích kỹ thuật từ đó giải thích những hạn chế dùng nó trong các quyết định đầu tư

Điểm mù của phân tích kỹ thuật

1. Mù về tỷ lệ xác suất đúng sai.

Tôi chưa thấy bất cứ ai nói tới xác suất đúng của 1 mẫu hình kỹ thuật. Các back test đều không giữ được tính nhất quán đối với từng giai đoạn thị trường khác nhau. Chưa ai nghiên cứu xem mẫu hình nào cho hiệu quả tốt hơn mẫu hình nào. Thậm chí Malkiel, tác giả cuốn Random walk down Wall street cho rằng không tồn tại bất cứ công cụ hay mô hình kỹ thuật nào cho tỷ lệ đúng trên 50% trong thời gian dài. Ông cho rằng thị trường là ngẫu nhiên và xác suất để cổ phiếu tăng hay giảm là tương đương nhau. Cứ giả sử Malkiel đã nhầm và chúng ta có 1 công cụ kỹ thuật mang lại xác suất đúng trên 50%, thì cũng sẽ rất ít tác dụng nếu chúng ta không áng chừng được xác suất đúng của nó là bao nhiêu.

Hãy liên tưởng tới trò chơi Poker, người chơi sẽ có những là bài trên tay họ và những là bài đã lật để xác định xác suất dành chiến thắng của họ, từ đó mới có thể đặt cược và ra quyết định hợp lý, vì mọi quyết định như "chơi tiếp hay không, số tiền đặt cược là bao nhiêu" sẽ phải khác nhau đối với những xác suất thắng khác nhau. Vậy nên nếu bạn đang dùng thuần phân tích kỹ thuật để đầu tư, bạn sẽ giống như đang đánh bạc với lượng thông tin thậm chí còn ít hơn cả khi bạn chơi trò Poker. Ai đó nói phân tích kỹ thuật rồi lướt sóng ngắn hạn là đánh bạc, tôi không đồng ý, còn không an toàn bằng đánh bạc ấy chứ.

2. Mù về ảnh hưởng của yếu tố cơ bản

Giả sử bạn tiến hành phân tích cổ phiếu ABC và rút ra được 2 nhận định như sau: Ở góc độ phân tích cơ bản thì là 1 kịch bản tích cực, ABC là công ty giá trị và tiềm năng trong lĩnh vực của nó. Còn ở góc độ phân tích kỹ thuật thì lại là 1 kịch bản tiêu cực vì cổ phiếu ABC đang có mẫu hình giá đảo chiều giảm, kết hợp với thị trường bất ổn như giai đoạn hiện tại. Bạn nên bán hay tiếp tục giữ cổ phiếu ABC? Ví dụ này cho bạn thấy điểm mù tiếp theo trong phân tích kỹ thuật, không chỉ không cân nhắc tới xác suất đúng của bản thân nó như đã nói bên trên, còn bỏ qua thêm xác suất xảy ra của các nhận định bằng công cụ khác.

Cùng là mẫu hình tiêu cực, đảo chiều giảm, nhưng vận động của 1 cổ phiếu tào lao sao có thể giống với vận động của 1 cổ phiếu mẫu mực được. Trong ví dụ trên, nhận định dựa vào giá trị cốt lõi của công ty ABC rõ ràng sẽ dễ kiểm soát và có tỷ lệ đúng cao hơn việc dự đoán cổ phiếu sẽ tăng hay giảm trong ngắn hạn, nên nếu bạn bán ra cổ phiếu trong trường hợp này, sẽ giống như một hành động ngu ngốc, bị chi phối bởi 1 nhận định chưa biết xác suất đúng của nó tới đâu thay vì tin vào 1 nhận định có cơ sở rõ ràng hơn đến từ cơ bản của doanh nghiệp.

Điểm mù của phân tích kỹ thuật

3. Mù về những vận động giá không xuất phát từ cung cầu

Bạn có thể đang theo dõi bất cứ ai tự hào về khả năng phân tích kỹ thuật, hay bạn cho rằng họ rất giỏi phân tích kỹ thuật. Hãy xem lại những nhận định 1 tháng trước của họ, họ nói về 1 kịch bản tích cực của 1 cổ phiếu nào đó, đến nay thì chẳng có mấy cái thành sự thật cả. Tôi không nói đây là lỗi của họ, mọi nhận định của tôi về kỹ thuật của cổ phiếu trong tháng trước cũng sai, đây là do điểm mù thứ 3 của phân tích kỹ thuật.

Vì bản chất của phân tích kỹ thuật là đọc tâm lý thị trường và xác định vùng cung cầu. Trong khi đó biến động giá của thị trường tháng trước thì chẳng mấy là tự nhiên mà toàn là những hành vi điều khiển có mục đích. Điểm mù này của phân tích kỹ thuật càng dễ thể hiện hơn ở thị trường Việt Nam, nơi mà những chính sách thị trường còn lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng để các tay to, các nhóm lợi ích có thể khai thác.

4. Mù về dài hạn

Cái này thì đơn giản dễ hiểu rồi. Đọc đồ thị, đọc tâm lý thị trường, ai đọc được câu chuyện nửa năm hay 1 năm nữa ra sao. Vậy nên phân tích kỹ thuật chỉ đều là câu chuyện ngắn hạn thôi. Cái này chắc bạn cũng không quan tâm, bạn dùng PTKT để đầu tư ngắn hạn mà, nhưng chỉ 3 điểm mù bên trên thôi cũng đủ để hiểu bạn không nên đặt niềm tin vào nó rồi.

P/S: KẾT HỢP TRAU DỒI HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP- KO BÀI XÍCH

Tag cổ lấy tương tác, không khuyến nghị

Mai Hương

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

stock247 Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả