24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Việt Bách
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Điểm lại những "sóng gió" đối với ngành sản xuất thép trong năm 2022

Trong báo cáo thường niên 2022, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã chỉ ra những sóng gió của ngành sản xuất thép trong năm 2022

Thứ nhất: diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022. Thị trường bất động sản Việt Nam khởi động khá hưng phấn vào đầu năm 2022, rồi đột ngột đảo chiều vào giữa quý 2 và rơi vào cảnh trầm lắng kéo dài đến hết năm do nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được về dòng vốn, gây hệ quả là sự sụt giảm rõ rệt về cả cầu và giá bán thép xây dựng, một trong những sản phẩm chủ lực hiện tại của Hòa Phát với tỷ trọng hơn 70% tiêu thụ nội địa. Tiêu thụ thép của toàn thị trường Việt Nam nói chung và Hòa Phát nói riêng chỉ đạt cao nhất trong quý 1 và giảm đi trong ba quý sau. Giá thép xây dựng tăng mạnh trong quý 2. Nhưng từ giữa tháng 5/2022 đến cuối năm, giá thép bước vào 19 nhịp điều chỉnh giảm gần như liên tiếp với tổng biên độ rơi hơn 4,2 triệu đồng/tấn, tương ứng với 25% giá trước giảm.
Thứ hai: giá than leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị, cộng hưởng bởi ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do cầu yếu, khiến giá vốn hàng bán chịu nhiều áp lực. Khủng hoảng năng lượng từ chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy giá than luyện cốc, một trong hai nguyên liệu chính của luyện thép bằng lò cao lên gấp 3 lần thông thường vào hai đợt đỉnh điểm là tháng 3 và tháng 5/2022 và vẫn duy trì cao hơn mức giá năm 2021 khoảng 1,5 lần trong suốt thời gian còn lại của năm 2022. Do vậy, biên lợi nhuận gộp từ 27% năm 2021 xuống còn 12% năm 2022.
Thứ ba: giá USD tăng mạnh liên tục trong năm và đột ngột đảo chiều hạ sâu vào cuối năm. Trong khi giá USD duy trì ở mức khá ổn định trong năm 2021, sang năm 2022, tỷ giá bắt đầu có xu hướng nâng lên ngay từ tháng 3/2022 và tăng mạnh liên tục đến hết tháng 11/2022, đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm trở lại đây và chỉ quay đầu giảm sâu đột ngột trong những tuần cuối cùng của năm 2022. Với đặc thù nguồn nguyên liệu đến chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, trong khi thị trường tiêu thụ chính lại là nội địa, đồng thời vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất định trong cơ cấu nợ vay, Hòa Phát luôn phải trả nguyên tệ USD ròng, dẫn đến chi phí tài chính liên quan rủi ro tỷ giá tăng cao. Tổng kết năm 2022, lỗ ròng tỷ giá (chênh lệch lãi và lỗ) là 1.858 tỷ đồng, tăng 65 lần so với 2021.
Điểm lại những "sóng gió" đối với ngành sản xuất thép trong năm 2022
Điểm lại những "sóng gió" đối với ngành sản xuất thép trong năm 2022
Thứ tư: lãi suất tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm. Trong năm 2022, FED đã có 7 liên tiếp nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát tại Mỹ, đưa mức lãi suất này lên cao nhất trong 15 năm kể từ 2007 trở lại đây. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Việt Nam được thực hiện với độ trễ khá dài khi duy trì lãi suất VNĐ ở mức dễ chịu trong 6 tháng đầu năm 2022 và chỉ bắt vào đà tăng mạnh trong 6 tháng còn lại. Hết năm, chi phí lãi vay là 3.084 tỷ đồng, tăng 1,53 lần so với cùng kỳ 2021.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
3,299.00 -7.00 (-0.21%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả