24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Hiếu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dịch Covid-19 đập nát tham vọng bá chủ hàng không thế giới của TQ

Khi dịch virus corona chủng mới bùng phát, hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ hạn chế giao thông hàng không với Trung Quốc.

Theo South China Morning Post, đây là con số do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp tính đến ngày 5/2. Trên thực tế, OAG Aviation Worldwide cho biết giao thông hàng không Trung Quốc đã tăng trở lại từ mức đáy 20/1 đến 17/2.

Tính theo thị phần toàn cầu, thị trường hàng không Trung Quốc đã vươn từ thứ 25 thời điểm đó lên vị trí thứ hai. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là các hãng hàng không Trung Quốc cắt giảm mạnh giá vé các chuyến bay nội địa và được chính phủ hỗ trợ.

Nhu cầu thực tế vẫn cực kỳ yếu ớt. "Gần 100% trong tổng số trong số 2,9 triệu ghế quay trở lại thị trường Trung Quốc là thuộc các chuyến bay nội địa với mức giá giảm xuống rất thấp", OAG Aviation Worldwide cho biết.

Ví dụ, hãng hàng không Thâm Quyến bán vé một chiều từ Thâm Quyến tới Trùng Khánh với giá chỉ vỏn vẹn 100 NDT (14 USD), chỉ bằng 5% so với giá vé 1.940 NDT (276 USD) của một chuyến bay dài 1.000 km trong thời điểm bình thường.

Dịch Covid-19 đập nát tham vọng bá chủ hàng không thế giới của TQ

Tham vọng bá chủ

Trong tuần này, chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không trong và ngoài nước để khôi phục dịch vụ tê liệt vì dịch Covid-19.

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết với mỗi ghế có sẵn, Bắc Kinh sẽ trợ giá khoảng 0,0176 NDT (0,0025 USD) trên mỗi km ở các tuyến bay nhiều hãng khai thác và 0,0528 NDT ở các tuyến chỉ do một hãng hoạt động.

Tuy nhiên với việc dịch virus corona chủng mới lan rộng bên ngoài Trung Quốc đại lục, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Italy và Iran, giao thông hàng không quốc tế sẽ tiếp tục bị hạn chế trong thời gian trước mắt.

Trung Quốc không hề che giấu tham vọng giành vị thế bá chủ thị trường hàng không toàn cầu sau nhiều năm đầu tư lớn để đưa các sân bay nước này sánh ngang với một số cảng hàng không khổng lồ như sân bay London (Anh) hay Tokyo (Nhật Bản).

Ví dụ, sân bay quốc tế Đại Hưng (Bắc Kinh) - do cố kiến trúc sư Zaha Hadid thiết kế và mở cửa hồi tháng 9 năm ngoái - có tổng vốn đầu tư lên đến 120 tỷ NDT, tương đương 17,3 tỷ USD). Nhà ga hành khách có diện tích hơn 1 triệu m2.

Dịch Covid-19 đập nát tham vọng bá chủ hàng không thế giới của TQ

Cũng trong năm 2019, thành phố Thâm Quyến và Quảng Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông) đầu tư mạnh nhằm phát triển dịch vụ hàng không quốc tế, đặc biệt khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong đe dọa vị thế trung tâm giao thông quốc tế của đô thị này.

Chính quyền Quảng Châu khẳng định thành phố này sẽ trở thành trung tâm quan trọng của mạng lưới giao thông quốc tế vào năm 2035. Tính đến thời điểm đó, Quảng Châu sẽ có thêm 103 tuyến bay quốc tế mới.

Ước tính khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường không sẽ tăng từ 1,78 triệu tấn năm 2017 lên 5 triệu tấn, số hành khách từ 66 triệu năm 2017 lên 140 triệu/năm.

Thời thế thay đổi

Tuy nhiên, South China Morning Post cho biết hàng loạt sân bay tại Trung Quốc giờ đối mặt với tương lai ảm đạm vì dịch virus corona chủng mới. Nguy cơ ngành hàng không buộc phải sa thải nhân viên hàng loạt là rất rõ ràng.

Trước khi dịch Covid-19 bùng nổ, Trung Quốc chi ngân sách 1,1 tỷ NDT (158,5 triệu USD) để trợ cấp cho 49 hãng hàng không vào năm 2020, tăng gần 30% so với mức 850 triệu NDT (122,5 triệu USD) năm 2019. Hơn 1,56 tỷ NDT (225 triệu USD) cũng được đầu tư để nâng cấp các o các sân bay vừa và nhỏ trong năm nay.

Vào tháng 2, IATA ước tính các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thiệt hại 27,8 tỷ USD doanh thu trong năm nay vì dịch Covid-19. Riêng thị trường nội địa Trung Quốc mất tới 12,8 tỷ USD.

Theo Civil Aviation Data Analysis, ngành hàng không Trung Quốc ​​sẽ thiệt hại ít nhất 72 tỷ NDT (10,39 tỷ USD) vì tình trạng hủy chuyến và nhu cầu lao dốc trong tháng 2 và 3.

"Bắc Kinh không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cứu trợ các hãng hàng không trong nước", nhà phân tích Shukor Yusof của Endau Analytics nhận định. “Đây là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn và tình trạng cạn vốn là thảm họa với các hãng hàng không yếu kém".

Dịch Covid-19 đập nát tham vọng bá chủ hàng không thế giới của TQ

Hiện, nhiều hãng hàng không Trung Quốc đã nối lại các chuyến bay nhưng tỷ lệ lấp đầy ghế mỗi chuyến vẫn ở mức dưới trung bình. Các chuyến bay rời 3 sân bay lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu có tỷ lệ lấp đầy trung bình chỉ khoảng 51,3% trong tháng 2.

Nhà phân tích Luya You của Bocom International khẳng định tỷ lệ đặt chuyến trong tháng 4 là "rất thảm". "Các hãng cắt giảm dịch vụ đồng nghĩa với việc thừa nhiều nhân viên. Do đó, tình trạng sa thải hàng loạt sẽ xảy ra", chuyên gia You dự báo.

Nhiều hãng hàng không Trung Quốc thuộc quyền sở hữu của chính quyền các địa phương. Do đó, rất có thể những hãng yếu kém sẽ được chính phủ giải cứu. Hiện, chính quyền tỉnh Hải Nam đang tiếp quản HNA Group, đơn vị sở hữu và nắm trong tay cổ phiếu nhiều hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm Hainan Airlines.

Giới phân tích cho rằng việc chính phủ Trung Quốc đổ tiền mặt vào ngành hàng không sẽ không đem lại hiệu quả cần thiết do nhu cầu bay đang quá yếu ớt. "Vấn đề lớn nhất vẫn là nhu cầu sụt giảm vì virus corona. Khi hành khách sợ không dám bay thì giá vé cực rẻ cũng không kích thích được nhu cầu", chuyên gia You nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả