24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chứng Khoán và Đời Sống Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

ĐHĐCĐ Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM): Công ty đặt kế hoạch LNST rất thận trọng là 513 tỷ đồng

Giá khí tự nhiên và giá than có thể sẽ không giảm nhiều trong thời gian tới trong năm 2022 do xung đột giữa Nga-Ukraine kéo dài hơn chúng tôi dự kiến ban đầu. Do đó, chúng tôi ước tính LNST năm 2022 tăng 71% so với cùng kỳ đạt 3.275 tỷ đồng với giả định giá bán bình quân của urê cao hơn kế hoạch đặt ra.

DCM giao dịch với hệ số P/E 2022 là 6,5x và EV/EBITDA là 2,1x, thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là 12,5x và 3,5x. Bất chấp lợi nhuận kỳ vọng tăng mạnh, giá cổ phiếu DCM giảm cùng với đà giảm của thị trường, đây là cơ hội tích lũy cổ phiếu.

Phân phối lợi nhuận năm 2021:

ĐHCĐ đã thông qua việc trích lập 10% lợi nhuận ròng cho quỹ khen thưởng phúc lợi và chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 18% trên mệnh giá (tỷ suất cổ tức 4,7%, tỷ lệ chi trả 55%).

ĐHĐCĐ Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM): Công ty đặt kế hoạch LNST rất thận trọng là 513 tỷ đồng
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 thận trọng:

Công ty đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 9,1 nghìn tỷ đồng (-10% so với cùng kỳ) và 513 tỷ đồng (-72% so với cùng kỳ), với các giả định như sau:

• Giá bán bình quân urê và sản lượng tiêu thụ lần lượt là 8.100 đồng/kg (-16% so với cùng kỳ) và 770 nghìn tấn (+2% so với cùng kỳ). Giá urê hiện tại là 17.400 đồng/kg (+6% so với đầu năm).

• Giá bán bình quân NPK và sản lượng tiêu thụ lần lượt là 9.800 đồng/kg (-4% so với cùng kỳ) và 80 nghìn tấn (+108% so với cùng kỳ).

• Sản lượng tiêu thụ phân bón thương mại đạt 202 nghìn tấn (+25% so với cùng kỳ).

• Giá dầu Brent ở mức 60 USD/thùng (-14% so với cùng kỳ). Giá dầu Brent hiện tại là 110 USD/thùng (+38% so với đầu năm).

• Cổ tức bằng tiền mặt kế hoạch là 8%/mệnh giá, mặc dù chúng tôi cho rằng cổ tức sẽ có thể cao hơn.

KQKD Q1/2022:

Doanh thu thuần tăng 118% so với cùng kỳ đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng tăng mạnh đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (gấp 10 lần so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận ròng đạt mức cao kỷ lục là 37%.

Urê: Giá bán bình quân tăng lên 15.650 đồng/kg (tăng 2,2 lần so với cùng kỳ, +5% so với quý trước). Với mức giá cao như vậy, người nông dân đã hạn chế sử dụng phân bón có nguồn gốc urê, điều này giải thích cho sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ trong nước.

Phân bón thương mại: Bất chấp giá phân bón tăng, doanh thu phân bón thương mại giảm 60% so với cùng kỳ do không có NPK thương mại và tình trạng thiếu phân bón do xung đột Nga - Ukraine gây ra

NPK: Công ty bắt đầu bán NPK trong Q2/2021. Sản lượng tiêu thụ trong Q1/2022 đạt 12 nghìn tấn, tương đương với công suất hoạt động chỉ ở mức 16%. DCM vẫn đang thử nghiệm các công thức NPK khác nhau và không thể tăng công suất hoạt động do thiếu nguyên liệu thô (kali) do tình trạng thiếu phân bón toàn cầu. Giá bán bình quân ở mức 13.400 đồng/kg, thấp hơn mức giá bán bình quân là 14.700 đồng/kg của DPM.

Triển vọng năm 2022:

Các yếu tố quan trọng cần xem xét Xung đột Nga - Ukraine tiếp tục tác động đến dòng chảy thương mại đối với than và khí đốt tự nhiên. Theo Ngân hàng Thế giới, trong năm 2020, khoảng 33% lượng than xuất khẩu của Nga được bán cho châu Âu. Trong ngắn hạn, lệnh cấm nhập khẩu than của Nga (có hiệu lực từ giữa tháng 8) của Châu Âu có thể sẽ làm tăng giá than đối với các nước nhập khẩu than. Về dài hạn, cần có sự chuyển hướng trong thương mại than. Châu Âu có thể sẽ tìm kiếm nguồn cung cấp than thay thế từ Australia, Indonesia, Nam Phi và Mỹ.

Trong quý II, DCM ước tính tổng doanh thu thực hiện đạt 4.848 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 748 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 710,67 tỷ đồng.

· Với lực cầu lớn trong quý II, do các thị trường mục tiêu như Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ - Tây Nguyên, Campuchia vào chính vụ Hè Thu. Bên cạnh đó, giá bán các sản phẩm trong nước được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do chi phí đầu vào (giá khí, chi phí vận chuyển…) tăng cao.

· Ngoài ra, Việc thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm mà nước ta nhập khẩu hoàn toàn hoặc một phần, do sản xuất trong nước không cung ứng đủ (DAP, Kali, SA) sẽ giúp doanh thu Công ty tăng trưởng và hoàn thành các chỉ tiêu tài chính trong quý II/2022.

Trung Quốc có thể sẽ khôi phục xuất khẩu urê trong tháng 6/2022. Với giá than tăng cao do thay đổi dòng chảy thương mại than, giá xuất khẩu urê của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục ở mức cao. Trung Quốc chiếm 11% tổng thương mại urê toàn cầu trong năm 2019. Các công ty sản xuất urê ở Việt Nam vẫn có biên lợi nhuận thuận lợi trong năm 2022. Mặc dù nhu cầu urê trong nước yếu do giá cao, các công ty sản xuất urê trong nước có thể xuất khẩu urê ra nước ngoài. Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất mức thuế xuất khẩu 5% đối với urê xuất khẩu nhằm duy trì đủ nguồn cung cho tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, mức này không đủ cao để ngăn cản xuất khẩu urê.

Góc độ phân tích kỹ thuật

· Đồ thị giá của DCM đang trong giai đoạn Dowtrend tính từ thời điểm cuối tháng 3. Nhưng sau khi chạm hỗ trợ mạnh tại ngưỡng 36-37 giá đã tạo đáy mới trong dải Bolinger và đi lên. Trong ngắn hạn, Giá sẽ kiểm tra kháng cự tại ngưỡng 41-42, nếu Breakout thành công thì khả năng sẽ kiểm định tiếp mức kháng cự tại 44.5 và tiến tới vùng đỉnh cũ 48.5 -49.5

· Target: 64 trong trung hạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả