DGC - Cập nhật thông tin doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang ( HOSE: DGC) là DN hoá chất có đủ thiên thời địa lợi khi có giá hàng bán tăng đẩy biên lợi nhuận gộp tăng, nhà máy mới trong 2 năm tới, có đột biến từ bất động sản,.....Dưới đây SFI Team đưa ra 1 số chia sẻ tư duy đầu tư xin được gửi tới quý độc giả
1. Cơ cấu doanh thu
- Nguyên liệu đầu vào chính là quặng Apatit
- Sản phẩm kinh doanh Phốt pho vàng ~40% tổng doanh thu, các loại axit phosphoric ~30% và phân bón gốc phốt pho 20%
- Đối tác bán hàng chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ
2. Đại hội cổ đông
Mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 12,117 tỷ đồng (+26% YoY) và lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 3,500 tỷ đồng (+39% YoY)
3. Chuỗi giá trị sản xuất PP vàng
Ở Việt Nam nhà máy của DGC ở Lào Cai, để thu được 1 tấn phốt pho vàng thành phẩm, DGC cần tiêu thụ trung bình từ 11 - 12 tấn quặng Apatit. Số quặng này được đem khử trong lò điện cùng với than cốc và silica ở nhiệt độ 1400-1600 độ C
Giá điện công nghiệp nước ta ở ngưỡng 7.8 cents/Kwh, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới = 12.3 cents/Kwh. 2 thằng vừa xuất khẩu vừa có giá điện tốt là Ả Rập và Nga thì lại bị cạnh tranh từ việc cấm vấn, nên tận dụng cơ hội đó DGC xuất khẩu được nhiều hơn sang các TT khách hàng của Nga với mức giá ưu đãi hơn trung bình
4. Mở apatit 2 hoặc khai trường 25
Chưa tìm được nhiều tin về cụ mỏ này
Công ty đang có kế hoạch thực hiện hoặc thâu tóm các dự án tương lai có liên quan đến các dòng nguyên liệu công nghiệp đầu vào.
Việc tự chủ nguồn cung sẽ giúp DGC hạ bớt giá thành nguyên vật liệu đầu vào đồng thời cải thiện biên lợi nhuận gộp của DGC trong những năm tới. Trong năm 2022, DGC dự kiến khai thác 720 nghìn tấn quặng, đáp ứng đến 80% nhu cầu đầu vào của nhà máy.
5. Giá phân đang xu hướng thế nào?
- Về cung: Tình trạng thiếu hụt phốt pho sẽ còn tiếp tục
Xét riêng Trung quốc, giá nhiều loại mặt hàng phân bón tăng cao ảnh hưởng an ninh lương thực. Nên TQ ban hành hạn chế xuất khẩu các sản phẩm phân bón, trong đó có phân lân, đến hết quý 2/2022. Tiếp tục sau đó thì Trung Quốc cũng tiến hành đóng cửa nhiều nhà máy phốt pho cũ đồng thời cắt giảm sản lượng sản xuất do tình trạng thiếu điện ở nhiều tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây và Giang Tô. Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt cấm vận của phương Tây cùng với lệnh hạn chế xuất khẩu của Nga làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt phốt pho toàn cầu.
- Về cầu:
+ Các nước nông nghiệp chủ yếu về gạo: Nga và Ukraine là hai trong số các quốc gia cung cấp ngũ cốc lớn nhất trên thế giới, chiếm 25% sản lượng lúa mì và 16% sản lượng ngô xuất khẩu toàn cầu, 2 thằng oánh nhau làm gián đoạn chuỗi cung ứng
+ Chip điện tử: Tư 2020 tình trạng thiếu chip đã xảy ra. Nhu cầu tiêu thụ phốt pho, silic và các nguyên liệu đầu vào của chất bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong trung hạn vì nhu cầu sản xuất xe điện tăng cao , điện thoại không ngừng đổi mới,…
+ Pin LFP – năng lượng xanh: pin LFP cung cấp nguồn năng lượng ổn định, tuổi thọ cao, thân thiện với môi trường và tiết kiệm hơn nhờ nguyên liệu đầu vào là sắt thay vì nickel. DGC đang nghiên cứu phát triển thêm mảng này, nhớ là nhà máy nickel đó
6. Các nhà máy lớn tiến độ ra sao?
- Dự án Tổ hợp Hoá chất Đức Giang – Nghi Sơn: tổng mức đầu tư 10,000 tỷ đồng, DGC dự kiến góp 5,500 tỷ đồng tiền vốn và vay ngân hàng Vietcombank 4,500 tỷ đồng để thực hiện dự án. Dự án được đánh giá sẽ đóng góp cho công ty 8,700 tỷ đồng doanh thu và 1,800 tỷ đồng lợi nhuận.
- Khai thác quặng Bô xít: quý 1 DGC - thông qua quyết định thành lập công ty TNHH MTV Hoá Chất Đức Giang – Đăk Nông với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Ngành nghề hoạt động chính của công ty là khai thác, chế biến quặng bô xít và sản xuất kim loại màu.
7. Dự án Chung cư Hoá chất Đức Giang đã chững vì ko xin được phép chủ trương đầu tư, chưa được triển khai chính thức.
8. Rủi ro
- Giá bán của DGC sẽ điều chỉnh giảm vào năm 2023.
Thứ nhất, Trung Quốc đang nới lỏng các hạn chế đối với sản xuất P4 trong bối cảnh nhu cầu bùng nổ từ ngành công nghiệp xe điện, điều này có thể làm giảm bớt tình trạng thiếu cung hiện nay. Theo Hãng thông tấn tài chính Trung Quốc, Trung Quốc đã phê duyệt tổng công suất P4 mới là 356.000 tấn/năm, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2023-2024 (công suất hiện tại của Trung Quốc là 1,4 triệu tấn/năm).
Thứ hai, giá đầu vào có thể giảm khi chuỗi cung toàn cầu ổn định. Cuối cùng, giá phân bón cao kỷ lục hiện nay có thể ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận