24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Hồng Hoa
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dệt may "lao đao" vì thị trường “nóng, lạnh” bất thường

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), dự kiến kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành trong năm 2019 này chỉ đạt 39 tỷ USD, chỉ tăng 7,55% so với năm 2018.

Như vậy, xuất khẩu cả năm không đạt được mục tiêu như đã đề ra từ đầu năm là 40 tỷ USD.Theo ôngPhí Ngọc Trịnh, Tổng Giám đốc May Hồ Gươm, nguyên nhân đơn hàng năm nay giảm là do thị trường mới nổi Myanmar “bùng nổ” hàng đi châu Âu. Giá nhân công của họ thấp hơn Việt Nam, do vậy sức cạnh tranh lao động không còn là điểm mạnh của dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, thuế hàng dệt may Việt Nam vào châu Âu cao cũng là một rào cản để các đơn hàng không vào Việt Nam.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 - CTCP đánh giá, năm 2019 là một năm bất ổn đối với ngành dệt may, từ đơn hàng đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường lớn của May 10 như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Những năm trước, đơn hàng gia công chiếm tỷ trọng 60% năng lực sản xuất của công ty, nhưng năm 2019 đơn hàng gia công giảm trầm trọng.

Thịtrường dệt may năm 2019 “nóng”, “lạnh” bất thường, có những thời điểm tưởng dư đơn hàng, nhưng lại là lúc thiếu đơn hàng. Có những thời điểm tưởng thiếu đơn hàng thì lượng đơn hàng lại về dồn dập. Đặc biệt, vào dịp cận Tết Nguyên đán 2020, tưởng thiếu đơn hàng nhưng hiện đơn hàng của May 10 đang dồn về. Nhiều khách hàng yêu cầu giao hàng trước Tết Âm lịch.

“Năm 2020, các đơn hàng xuất khẩu có tín hiệu tốt hơn 2019. Tuy nhiên, giá đơn hàng của các nhà nhập khẩu xu hướng không tăng, thậm trí khách hàng có yêu cầu giảm giá và vẫn có dấu hiệu bất ổn như sẽ có những lúc “rất nóng”sẽ có những lúc “rất lạnh” như năm 2019”, ông Việt dự báo.

Ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)chia sẻ, xung đột thương mại Mỹ - Trung phức tạp và kéo dài ảnh hưởng tới dệt may Việt Nam; trong đó, ngành sợi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tháng 3 và tháng 4, thị trường sợi có chút khởi sắc khi đàm phán thương mại Mỹ - Trung phát triển theo chiều hướng thuận lợi. Tuy nhiên, trong các tháng 5, 6 và 8, hai nước tiếp tục áp và tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu của đối phương khiến thị trường sợi ảm đạm. Giá giảm, nhu cầu yếu khiến các doanh nghiệp sợi chật vật, mức lỗ ngày càng tăng, thậm chí đã có những doanh nghiệp phải đóng cửa.

Lý giải một trong những nguyên nhân khiến đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng, do xuất phát từ tác động của các Hiệp định thương mai tự do (FTA). Các FTA, điển hình như FTA Việt Nam-EU (EVFTA), ban đầu tưởng sẽ có tác động mạnh, nhưng thực chất FTA này mới được ký kết chứ chưa có hiệu lực thực sự, hàng xuất khẩu vẫn chịu thuế. Khách hàng nhìn nhận các FTA mang đến nhiều cơ hội nhưng cơ hội chưa thật, Việt Nam mới chỉ ở dạng tiềm năng, nếu chuyển đơn hàng sang thị trường khác thì lợi ích cao hơn.

Trong bối cảnh này, Vitas khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may cần có biện pháp mới nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong tháng cuối cùng của năm 2019, tích cực tìm kiếm đơn hàng để bảo đảm sản xuất; chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các FTA; đồng thời phải tuân thủ yêu cầu về nhãn hàng hướng tới sự phát triển bền vững và thu hút được nhiều đơn hàng trong tương lai.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả