menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thúy Anh

Dệt may cần khu công nghiệp chuyên biệt

Các doanh nghiệp dệt may đang như ngồi trên lửa, khi thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực chỉ tính bằng tháng mà ngành này vẫn chưa có những nhà máy, khu công nghiệp chuyên biệt cho dệt và nhuộm.

Nguyên liệu dệt may vẫn phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc.

Tập đoàn Texhong (Hồng Kông) đã triển khai Dự án Khu công nghiệp và nhà máy xơ sợi ở Khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh) với tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD

Trao đổi với DDDN, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, Vitas vừa có kiến nghị tới Chính phủ, Bộ Công Thương quyết liệt triển khai xây dựng 3-4 khu công nghiệp chuyên biệt về dệt và nhuộm. Các khu công nghiệp này là điều kiện cần và đủ để hóa giải nỗi lo về việc khó đáp ứng nguồn gốc nguyên liệu dệt may, nhất là với các thị trường tiêu chuẩn cao như CPTPP hay EVFTA.

Chủ động nguồn nguyên liệu - không còn đường lùi

Trước thời điểm EVFTA chính thức có hiệu lực, ngành dệt may vẫn còn ngổn ngang những khó khăn chưa thể giải quyết để được hưởng những ưu đãi lớn từ hiệp định này. Cụ thể, với EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 8 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, để tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA và CPTPP, điều kiện tiên quyết phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ vải và sợi. Đây thực sự là thách thức lớn của dệt may Việt Nam. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, ngành dệt may vẫn nhập nguyên liệu chủ yếu 60 -70% của Trung Quốc. Đây là vùng nguyên liệu từ quốc gia không thuộc danh sách được hưởng ưu đãi từ EVFTA. Nguyên tắc cộng gộp trong EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của Hàn Quốc. Tuy nhiên số lượng nhập khẩu không lớn (khoảng 20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải) hoặc một nước thứ ba mà hai bên cùng ký hiệp định thương mại tự do như Nhật Bản, ASEAN. Các doanh nghiệp dệt may vẫn hạn chế dùng nguyên liệu từ các quốc gia này vì có giá thành cao và chủng loại không phong phú, không đảm bảo yếu tố cạnh tranh.

Khâu yếu nhất của vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu dệt may hiện nay là việc thiếu trầm trọng các nhà máy dệt nhuộm. Tình trạng dự án dệt nhuộm bị các địa phương từ chối thẳng thừng thời gian qua là không hiếm. Cứ nói đến dệt nhuộm là các địa phương gắn luôn cho tội gây ô nhiễm môi trường. Điển hình nhất phải kể đến, Dự án dệt nhuộm trị giá 350 triệu USD của Tập đoàn TAL (Hong Kong) đề xuất đầu tư tại Khu công nghiệp Bá Thiện II (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã không được chấp thuận. Nguyên nhân được cho rằng, dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao về ô nhiễm cho Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh phía hạ lưu sông Mây.

Hoàn thiện chuỗi cung ứng

Cùng với đó, nhiều dự án sợi khác được đầu tư như Tập đoàn Texhong (Hồng Kông) đã triển khai Dự án Khu công nghiệp và nhà máy xơ sợi ở Khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh) với tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD; Dự án nhà máy sản xuất sợi và vải Xindadong Texttiles Dung ở Quảng Ngãi; hay Eclat Fabric Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu…

Nhưng vấn đề chính vẫn nằm ở khâu thiếu chuỗi cung ứng nguyên liệu đồng bộ từ sợi, dệt và nhuộm. Nói như bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng thư ký Vitas, không phải các doanh nghiệp không đủ khả năng sản xuất sợi, dệt, nhuộm hay làm nguyên phụ liệu mà bởi vốn đầu tư nhà máy theo đúng quy chuẩn EU trong lĩnh vực này là rất lớn, có khi lên đến vài chục triệu USD, thời gian hoàn vốn lại kéo dài, trong khi các chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh nên doanh nghệp chưa mấy mặn mà. Do đó, để có thể hình thành các khu công nghiệp chuyên biệt về dệt nhuộm, Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi phù hợp, đặc biệt về xử lý nước thải của ngành vải.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả