Dệt may 4 tháng nửa cuối năm 2022
Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 18,53 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ => Mức tăng kỷ lục do nhu cầu dồn nén sau đại dịch ở các nước phát triển và sự phục hồi các hoạt động sản xuất trong nước.
* Nhu cầu hạ nhiệt tại Mỹ
- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Mỹ đang chậm lại bởi nhu cầu suy yếu trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Nguyên nhân là do người tiêu dùng Mỹ đang ngày càng quan tâm đến tương lai tài chính của gia đình và có thể hạn chế việc mua các sản phẩm quần áo.
=> Dự đoán: các hãng hàng thời trang Mỹ sẽ thận trọng hơn trong việc đặt các đơn hàng mới trong nửa cuối năm nay để kiểm soát hàng tồn kho và ngăn chặn tình trạng dư thừa trước tương lai khó lường của nền kinh tế Mỹ trong trung hạn.
=> Áp lực lạm phát dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu ở các thị trường chính như Mỹ
* Nguồn cung bị gián đoạn, tắc nghẽn
- Xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá nguyên vật liệu ở nhiều nước tăng cao.
Tại Mỹ và châu Âu, giá lương thực tăng cao sẽ khiến sức mua hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may, giảm đáng kể, ảnh hưởng đến các đơn hàng kinh doanh trong quý 3 và 4
- Chính sách "zero covid" tại Trung Quốc
Tình trạng thiếu năng lượng ở Trung Quốc (điện...) đang hạn chế nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may, khiến giá nguyên liệu đầu vào leo thang và gây áp lực lên biên lợi nhuận của các công ty dệt may Việt Nam.
=> Giai đoạn khó khăn hiện tại chính là cơ hội NĐT muốn hưởng lợi từ nhóm ngành này trong tương lai
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận