Đề xuất đổi tên Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thay đổi nội hàm để thấy rõ sứ mệnh mới
Việc đổi tên “kế hoạch” để tránh “liên tưởng” đến kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Do đó việc đổi là hợp lý.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đề xuất đổi tên Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Ủy ban Cải cách Đổi mới hoặc Bộ Kinh tế, Chiến lược và Phát triển để thấy rõ hết vai trò mới, sứ mệnh mới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi dự Hội nghị triển khai Nghị quyết 01 và 02 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra gần đây.
Theo ông Thịnh, việc đổi tên thành Ủy ban Cải cách Đổi mới hoặc Bộ Kinh tế, Chiến lược và Phát triển là hợp lý, với mục tiêu và nội hàm là hoạch định đường hướng phát triển lâu dài cũng như kế hoạch hàng năm để phát triển đất nước. Từ “kế hoạch” không còn là nội hàm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nữa, mà phải hướng đến quy hoạch tổng thể phát triển nền kinh tế đất nước. Đây mới là nội hàm chính của tên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tóm lại, để thay đổi theo ông Thịnh không quan trọng bằng việc thay đổi nội hàm và theo đường hướng là một cơ quan hoạch định chính sách từ ngắn, trung và dài hạn để phát triển nền kinh tế theo hướng đi mới. “Cho nên, theo gợi ý của Thủ tướng có thể đổi tên Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Ủy ban Cải cách Đổi mới hoặc Bộ Kinh tế, Chiến lược và Phát triển là hợp lý”, ông Thịnh bày tỏ.
Ông Thịnh cho biết thêm, Malaysia có Bộ Kinh tế - Phát triển với mục tiêu chính là hoạch định phát triển kinh tế; Hàn Quốc thì có Bộ Kế hoạch – Phát triển với nhiệm vụ hiến kế chiến lược phát triển kinh tế đất nước cho chính phủ… “Do đó, ở đây có thể hiểu bộ này như một cơ quan hoạch định chính sách nhằm giúp cho quốc gia có một đường hướng phát triển lâu dài”, ông Thịnh nói.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng thể chế với các mô hình kinh tế mới, kinh tế chia sẻ, nhất là khi thế giới bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam đang có những lợi thế trong cuộc đua về kinh tế số, nên cần khuyến nghị chính sách để các địa phương coi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số là nền tảng và động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và bền vững.
Đặt vấn đề như vậy, Thủ tướng chỉ đạo Bộ tháo gỡ một số nút thắt ngay trong năm 2020, trong đó phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, công khai minh bạch, giao quyền nhiều hơn Chủ tịch UBND tỉnh, bộ trưởng. Bộ chỉ làm công tác tổng hợp, chính sách pháp luật, kiểm tra, đôn đốc những chủ trương lớn đã đề ra. Trước nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam còn rất lớn nếu để xảy ra tham nhũng lợi ích nhóm, ban hành chính sách sai, Thủ tướng yêu cầu Bộ phải tham mưu để tháo gỡ các vấn đề này.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ tham mưu khắc phục một số nút thắt khác như các vấn đề văn hóa, xã hội nổi lên, có thể gây kìm hãm sự phát triển kinh tế và xã hội; vấn đề chênh lệch khoảng cách giàu nghèo, vấn đề già hóa dân số...
Để thực hiện mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, Thủ tướng yêu cầu Bộ phải tạo thuận lợi hơn nữa để có doanh nghiệp mới, tạo điều kiện phát triển nhiều doanh nghiệp lớn với thương hiệu lớn có sức cạnh tranh quốc tế. Cùng với đó là đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vượt con số 38 tỷ USD của năm 2019.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận