24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Anh Đức
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đề xuất cho phép người lao động đóng khoản bị nợ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng chế độ

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động, trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động…

Đề xuất này được cơ quan soạn thảo Luật Việc làm (sửa đổi) nêu trong bản dự thảo mới nhất. Theo đó, tại dự thảo luật, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung một chương quy định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp và biện pháp xử lý vi phạm.

Cụ thể, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

Biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Đồng thời, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.

Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất thêm cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động, trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Theo đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận tạm thời thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có yêu cầu của người lao động, làm cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Đó là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cưỡng chế về quản lý thuế; đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập; đang làm thủ tục phá sản; đã phá sản; không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Khi người sử dụng lao động tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc có quyết định tuyên bố phá sản, giải thể, mà thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đây sẽ là cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Đối với trường hợp tính cả thời gian chậm đóng, trốn đóng mới đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Việc bổ sung cơ chế đặc thù đối với lao động bị nợ bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng, cũng là đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam khi góp ý vào dự thảo luật.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay, vẫn còn tình trạng người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp, dẫn đến việc hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp sai quy định (chiếm 3,2% tổng số trường hợp phải thu hồi).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả