menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
El Chapo Pro

DCA– Trung bình giá xuống, một trong những sai lầm phổ biến của nhà đầu tư F0 thường gặp?

DCA – Trung bình giá xuống là gì?

DCA– Trung bình giá xuống, một trong những sai lầm phổ biến của nhà đầu tư F0 thường gặp?
Ảnh: Internet

I. DCA – Trung bình giá xuống là gì?

DCA viết tắt từ Dollar Cost Averaging hay là phương pháp bình quân giá. Đây là một chiến lược đầu tư, khi đó bạn có thể mua một cổ phiếu với nhiều giá vào những khoảng thời gian khác nhau, cho đến hết số tài chính đang có.

Ví dụ: NĐT Q đang mua 100 cổ phiếu A ở giá 5.000 đồng. Giá giảm xuống còn 4.000 đồng. Lúc này, Q tiếp tục mua vào thêm 100 cổ phiếu A nữa. Như vậy, khối lượng nắm giữ của Trader lúc này là : 100 cổ phiếu A ở giá 5.000 và 100 cổ phiếu A ở giá 4.000 đồng. Tính ra sẽ là bình quân thành 200 cổ phiếu A ở giá 4.500 đồng/cp. Lúc này, giá thị trường chỉ cần tăng lên 4.500 là Q đã hòa vốn.

Đây là hành động bình quân giá của Q. Q đã làm cho giá mua 5.000 đồng ban đầu trở nên thấp hơn bằng cách mua thêm ở giá 4.000 đồng.

Cũng trong ví dụ trên, nếu giá tiếp tục đi xuống, Q lại mua thêm 400 cổ phiếu A ở giá 3.000 đ/cp. Lúc này, giá bình quân của Q đó sẽ là : (3.000x400 + 4.000x100 + 5.000x100) / 600 = 3.500 đ/cp. Có nghĩa là chỉ cần giá quay lại vùng 3.500 đồng/cp là X đã hòa vốn, kể cả lệnh đầu tiên mua ở 5.000 đồng/cp và lệnh 2 mua ở giá 4.000 đồng/cp

II. DCA phương pháp đầu tư có nhiều ưu điểm

Việc đặt lệnh với giá trung bình thấp hơn giúp cân bằng cảm xúc, không cần suy nghĩ nhiều về việc “mua cổ này giá tốt chưa?”.

Tránh được bẫy “lùa gà” vào một giá là hoàn toàn chính xác, vì DCA không khớp lệnh một lần duy nhất. Việc rải đều tài chính của mình cho nhiều lần đặt khác nhau thì thời điểm vào không còn là yếu tố quyết định.

Với nguồn tài chính hạn hẹp, thay vì bỏ tất cả vào một lúc, giờ đây giảm bớt chi phí tài chính nhờ phương pháp trung bình giá. Trong xu hướng ngắn hạn, cổ phiếu giảm giá gom thêm nên hạ giá thấp hơn trước.

Trong thời điểm giá cổ phiếu biến động liên tục, áp dụng DCA giúp thu hẹp khoảng cách giữa lợi nhuận và hòa vốn. Chỉ cần bạn có DCA trong ngày ở mức giá tốt, lượng cầu đủ lớn sẽ khiến cổ phiếu của bạn có lãi trong ngắn hạn.

Canh mua cổ phiếu với giá tốt buộc quan sát bảng điện mỗi ngày. Tuy nhiên, việc xem bảng điện mỗi ngày như trước không cần thiết, khi áp dụng đúng chiến lược DCA.

Trong thời kỳ suy thoái, đồng loạt giá và khối lượng cổ phiếu giảm. Đây là thời điểm tạo cơ hội cho các nhà đầu tư giá trị, “gom hàng thêm” đi đôi với chiến lược trung bình giá giúp danh mục đầu tư hiệu quả.

III. DCA có những rủi ro gì?

Cổ phiếu giảm lại mua, đi theo đà lao dốc sẽ quên mục tiêu đặt ra ban đầu là bao nhiêu.

Nếu nguồn vốn đang cần xoay vòng gấp để tăng thanh khoản thì DCA không phải là một lựa chọn thông minh. Việc chăm chú trung bình giá một cổ phiếu làm bạn quên ngoài kia còn rất nhiều cổ phiếu tốt.

Không phải một lần có thể trung bình được giá vốn như mong muốn, giao dịch trên hai lần là điều chắc chắn. Hơn nữa, bạn không biết cổ phiếu bạn đang ở chu kỳ nào và giảm xuống bao nhiêu giá. Tiếp tục chia bình quân cho đến khi cố phiếu sinh lãi gần nhất.

IV. Những sai lầm khi DCA

Nội tại giá cổ phiếu cho thấy cổ phiếu mang giá trị từ bên trong chứ không phụ thuộc yếu tố bên ngoài. Việc tác động giúp giá trung bình cổ phiếu giảm nhưng quên đi giá trị thực cổ phiếu sẽ cực kì rủi ro.

Sự lo sợ và kỳ vọng luôn muốn giá vốn và lợi nhuận gần nhau nhất, chia đôi giá trong khi chỉ giảm 1-2% là không cần thiết. Mặc dù giảm nhưng bạn tốn thêm chi phí vốn và giá trung bình không mấy thấp.

Dùng tốt chiến lược DCA chưa chắc tốt khi ngưỡng hỗ trợ chưa về đúng vùng. Vậy nên cần áp dụng thêm phương pháp kỹ thuật tìm điểm hỗ trợ cho cổ phiếu của bạn.

V. DCA phù hợp với ai?

Đầu tư có kỷ luật và thiên đầu tư lâu dài phù hợp để dùng chiến lược DCA. Cần xác định rõ bạn đang có bao nhiêu vốn, lợi nhuận kỳ vọng là bao nhiêu, giá trung bình mong muốn để đạt được lợi nhuận là bao nhiêu. Không nên vội vàng DCA khi giá trung bình giảm không đáng kể.

Trong xu hướng downtrend dài hạn, hạn chế tìm đáy để chia trung bình và đừng cố đánh bại thị trường. George Soros nói: “Thị trường tài chính không thể đoán trước được, bạn càng dự đoán nó càng đi xa với dự đoán đó.

Vì vậy, hãy nhìn vào thị trường và tự tìm bước đi đúng đắn”. Đọc tin tức thường xuyên, rút ra bài học sau mỗi lần chia trung bình. Phương pháp phát huy hiệu quả khi bạn tuân thủ chặt những quy tắc trên.

VI. DCA và bài học xương máu

“Một trong những bài học cay đắng nhất của tôi trong những năm đầu chơi chứng khoán chính là trung bình giá xuống. Nếu tôi mua một trăm cổ phiếu ở giá 50 và ba ngày sau nó chỉ còn 47, một trong những thôi thúc lớn nhất của tôi lúc ấy là mua thêm 100 cổ phiếu nữa để trung bình giá vốn xuống chỉ còn 48.5.

Bây giờ, thay vì phải lên lại 50 mới hòa vốn, tôi sẽ bán khi cổ phiếu lên lại 48.5 và vẫn đạt được hòa vốn, thật tuyệt phải không?

Nhưng nếu nó không lên lại 48.5 thì sao? Nếu cổ phiếu đó tiếp tục xuống chỉ còn 44? Không sao, tôi vẫn còn tiền. Tôi sẽ mua tiếp 200 cổ phiếu nữa ở giá này. Nếu tôi mua được ở giá 50 thì tại sao tôi lại không mua được ở giá 44 cơ chứ? Warren Buffett chả nói nếu giá cổ phiếu càng xuống thì ông càng mua thêm đó sao?

Và tôi tiếp tục mua thêm 400 cổ phiếu ở 41 và 800 cổ phiếu ở giá 38. Không hề gì. Tổng cộng, tôi đã mua 100x50 + 100x47 + 200x44 + 400x41 + 800x38 và giờ tôi có 1.600 cổ phiếu giá vốn trung bình 40.3.

Thật tuyệt đúng không, giá trên sàn vẫn là 38 và chỉ cần một phiên tăng trần thôi tôi sẽ gỡ lại tất cả. Thực ra tôi đang chơi trò martingale, một chiến thuật cá cược thịnh hành từ thế kỉ 18 ở Pháp. Đó là tôi sẽ có xu hướng đặt cược nhiều hơn sau mỗi lần thua với lí do là chỉ cần một lần thắng, tôi sẽ gỡ lại tất cả. Và tôi tin rằng chuỗi thua cược của tôi sẽ phải có lúc dừng lại.

Có hai vấn đề ở đây, một là tôi có bao nhiêu tiền để tăng mức đặt cược của mình sau mỗi lần thua? Nói cách khác, ví của tôi dày đến đâu để giúp tôi "trụ hạng"? Và hai là nếu như giá cổ phiếu KHÔNG BAO GIỜ quay lại mức 40.3 thì sao? Thay vì cắt lỗ ở 47 và lỗ 300; nếu tôi cắt lỗ ở 38 (giá hiện tại), tôi sẽ lỗ 3.680, gấp gần 12 lần mức lỗ ban đầu.

Và đấy còn là may mắn, nếu giá xuống 35 và tôi buộc phải bán vì một lí do nào đó, tôi sẽ lỗ 8.480, gấp 18 lần số lỗ ban đầu. Và khi đó thì "sự nghiệp chơi chứng" của tôi gần như sẽ đi đứt. Còn Buffett thì sao? Buffett chiến thắng bởi ông biết được giá trị nội tại của doanh nghiệp và ông chỉ mua nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá trị đó, càng thấp hơn ông càng mua nhiều hơn.

Còn tôi? Tôi đương nhiên không phải là Buffett và tôi càng mơ hồ về giá trị nội tại của một doanh nghiệp và hơn nữa tôi không có được sự kiên nhẫn và càng không có tài khoản đủ dày để chịu đựng một đợt điều chỉnh mạnh như vậy. Và cuối cùng, tôi là một trader chứ không phải là một nhà đầu tư dài hạn có thể ôm một cổ phiếu tới 10 năm và không cần nhìn đến bảng giá của nó như Buffett.

Tôi cũng không trúng Vietlott thường xuyên đến mức nghĩ rằng giá cổ phiếu của tôi bỗng nhiên bật dậy vào ngày mai chỉ vì tôi may mắn. Tôi sẽ luôn nghĩ đến việc mình sẽ mất bao nhiêu tiền nếu như giá cổ phiếu xuống, thay vì chỉ mua và cầu nguyện là nó sẽ đi lên. Vì thế, tôi sẽ không bao giờ trung bình giá xuống. Chỉ có những kẻ thua cuộc mới trung bình giá xuống.”

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
El Chapo Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

38 Yêu thích
12 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại